Doanh nghiệp
Lợi nhuận doanh nghiệp quý 3 'thất vọng ngoài mong đợi'
Theo VNDirect, sau khi đạt đỉnh trong quý III/2021, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp niêm yết giảm liên tục cho đến nay. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến tăng trưởng lợi nhuận không được như kỳ vọng.
Trong báo cáo phân tích kết quả kinh doanh quý III/2022 vừa công bố, Công ty Chứng khoán VNDirect nhấn mạnh "tăng trưởng lợi nhuận không như kỳ vọng". Cụ thể, trong số các công ty đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng thuộc phạm vi theo dõi của VNDirect, "đã có nhiều sự thất vọng hơn là sự khả quan ngoài mong đợi", khi mà 33% doanh nghiệp không đạt kỳ vọng của công ty chứng khoán này.
Theo ước tính của VNDirect, tổng lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết trên ba sàn trong quý III/2022 đã tăng 17,4% so với cùng kỳ, cao hơn so với quý II/2022 (tăng 11,3% so với cùng kỳ), nhưng vẫn thấp hơn một chút so với quý III/2021 (tăng 18,9% so với cùng kỳ).
Trong 9 tháng năm 2022, lợi nhuận ròng toàn thị trường tăng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số các công ty đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2022 thuộc phạm vi theo dõi của VNDirect, 16,7% vượt dự báo và 33,3% không đạt kỳ vọng.
Đi sâu hơn, 3 ngành ngân hàng, bất động sản và vận tải đã cùng nhau đóng góp 30,4% vào tăng trưởng lợi nhuận ròng quý III/2022 của toàn thị trường.
Ở chiều ngược lại, các công ty sản xuất thép niêm yết đã ghi nhận khoản lỗ khoảng 4.500 tỷ đồng trong quý III/2022 do chi phí hàng tồn kho cao, giá bán thấp và lỗ tỷ giá tăng. Lợi nhuận ròng các công ty chứng khoán đã sụt giảm mạnh 68,1% so với cùng kỳ trong quý III/2022, do thanh khoản thị trường chứng khoán giảm 40,9% so với cùng kỳ và thị trường trái phiếu doanh nghiệp hứng chịu tâm lý tiêu cực sau nhiều đợt vi phạm.
Đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp giảm trên diện rộng. Theo đó, biên lợi nhuận gộp quý III/2022 toàn thị trường (ngoại trừ ngân hàng) giảm đáng kể xuống 15,5%, từ mức 19,7% trong quý III/2021. Các ngành có biên lợi nhuận gộp giảm mạnh so với quý trước bao gồm: thép, dầu khí, khai khoáng và tiện ích.
Chi phí lãi vay và đòn bẩy tài chính cùng giảm. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính toàn thị trường (ngoại trừ ngân hàng) đã giảm dần kể từ quý I/2022. Theo VNDirect, làn sóng mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong 3 tháng qua có thể phần nào giải thích cho sự sụt giảm này. Theo đó, chi phí sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp niêm yết giảm xuống 5,8% trong quý III/2022 từ mức 6,1% trong quý trước, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình năm 2021.
Xét theo vốn hóa, điểm đáng lưu tâm là cổ phiếu vốn hóa lớn ngoài nhóm VN30 dẫn đầu tăng trưởng. Cụ thể, tăng trưởng tổng lợi nhuận ròng quý III/2022 của nhóm vốn hóa lớn tăng 28,2%, cao hơn so với nhóm VN30, nhờ ACV, VEA, DGC.
Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ cho thấy khả năng chống chịu kém hơn. Lợi nhuận ròng quý III/2022 của nhóm vốn hóa vừa và nhóm vốn hóa nhỏ giảm lần lượt 22,6% và 6,5% so với cùng kỳ, do nhu cầu xuất khẩu yếu, giảm biên lợi nhuận, gánh nặng thanh toán nợ tăng và lỗ tỷ giá.
Lãi suất tăng sẽ tác động ngay vào lợi nhuận quý 4 của doanh nghiệp
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Nguồn cung khan hiếm, bất động sản liền thổ tại trung tâm TP.HCM được săn đón
Giữa bối cảnh nguồn cung khan hiếm, các khu dân cư mới với quỹ đất hiếm hoi còn sót lại trở thành tài sản quý giá được khách hàng săn đón. Không chỉ đáp ứng nhu cầu an cư, nhà phố trong khu dân cư còn là kênh đầu tư an toàn với tiềm năng tăng giá liên tục.
Ba vấn đề lớn Luật hóa các nội dung của Nghị quyết 42
Thống đốc cho biết các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết số 42.
Đặt vé máy bay trên app ngân hàng, được hỗ trợ 24/7
Đặt vé máy bay online đang trở nên dễ dàng và an tâm hơn khi người dùng sử dụng app ngân hàng, mọi vấn đề phát sinh được xử lý nhanh chóng 24/7.
Ngân hàng số Cake tạo cách mạng chuyển khoản với AI
Ngân hàng số Cake by VPBank đã ra mắt tính năng "Chuyển tiền nhanh AI”, cho phép người dùng chuyển khoản mà không cần nhập tay thủ công.