Tài chính
Lợi nhuận OCB tăng trưởng ấn tượng sau 9 tháng
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 với lợi nhuận trước thuế 3.915 tỷ đồng, tăng trưởng 47,8% so với cùng kỳ.
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) ghi nhận tổng thu thuần đạt 6.921 tỷ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Động lực đến từ các mảng kinh doanh như: bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ thẻ, ngân hàng số OCB OMNI…
Trong đó, thu nhập từ lãi đạt 5.434 tỷ đồng, duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều dấu hiệu hồi phục. Đáng chú ý, thu nhập ngoài lãi tiếp tục là điểm nhấn tăng trưởng của OCB khi tăng tới 94,6% đạt 1.487 tỷ đồng và đóng góp đáng kể 21% vào tổng doanh thu thuần.
Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt khi hệ số chi phí/doanh thu (CIR) của OCB giảm còn 32,1% trong khi cùng kỳ năm 2022 ở mức 39,4%.
Như vậy, sau 9 tháng, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 3.915 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 47,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Tính tại thời điểm 30/9/2023, tổng tài sản của OCB đạt 216.755 tỷ đồng, tăng 11,7% so với đầu năm. Đặc biệt, dư nợ thị trường 1 cũng tăng 10,8% so với cuối năm 2022, đạt 136,105 tỷ, hoàn thành 92% kế hoạch năm 2023 nhờ tích cực triển khai hàng loạt gói cho vay với lãi suất ưu đãi và thủ tục đơn giản.
Theo số liệu thống kê, tổng doanh số giải ngân sản xuất kinh doanh trong 9 tháng đầu năm của OCB đạt 235% kế hoạch lũy kế, số dư sản xuất kinh doanh tăng 119% so với cùng kỳ 2022.
Quy mô huy động của OCB tiếp tục tăng trưởng rõ rệt khi huy động thị trường 1 đạt 155.664 tăng 13,3% so với cuối năm 2022, hoàn thành 90% so với kế hoạch năm, mặc dù lãi suất huy động trên thị trường có xu hướng giảm mạnh từ quý 2/2023.
Bên cạnh đó, các chỉ số liên quan về quản trị rủi ro như hệ số an toàn vốn (CAR), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, hệ số cho vay trên huy động (LDR), luôn được OCB duy trì ở mức an toàn. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 1,94%, đáp ứng mọi quy định của NHNN. Chỉ số thanh khoản ổn định, đệm tài sản thanh khoản đầy đủ.
Với những nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp đặc biệt là SME trong suốt thời gian qua, OCB liên tục nhận được sự trợ lực từ các định chế tài chính quốc tế, mới nhất là khoản vay 55 triệu USD từ Ngân hàng Tái thiết KFW của Đức (DEG).
Trong giai đoạn cuối năm 2023, OCB tiếp tục duy trì và đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi, số hóa sản phẩm, dịch vụ, kiểm soát nợ xấu theo quy định, tối ưu chi phí hoạt động nhằm hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
So với đầu năm 2023, tính đến giai đoạn hiện tại, lãi suất giải ngân mới của OCB đã giảm từ 2 đến 6%. Cụ thể, với nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng như mua nhà, bất động sản, ô tô… khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,5%/năm tại OCB.
OCB đồng thời cũng triển khai gói tín dụng dành cho doanh nghiệp chỉ từ 6,79%/năm, đặc biệt một số doanh nghiệp đặc thù trong lĩnh vực logistics, y tế, FMCG, giáo dục, xuất nhập khẩu, FDI… sẽ được hỗ trợ thêm 0,2% lãi suất hằng năm cùng nhiều ưu đãi khác.
OCB nhận khoản vay 55 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp SME
Moody's cập nhật xếp hạng tín nhiệm VIB, OCB, TPBank và SeABank
Moody's lo ngại khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực bất động sản gây tổn hại đến chất lượng tài sản của các ngân hàng có thị phần lớn ở lĩnh vực này.
OCB chốt ngày cổ đông thực hiện quyền nhận cổ phiếu phát hành
OCB thực hiện phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu với số lượng gần 685 triệu cổ phiếu, tương đương tỉ lệ 50%.
Lãi trước thuế của OCB đạt 2.560 tỷ đồng sau nửa năm
Trong năm 2023, nhằm tập trung hỗ trợ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế và kiểm soát rủi ro về thanh khoản, giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn, OCB đã chuyển dịch dần cơ cấu cho vay sang các sản phẩm sản xuất kinh doanh ngắn hạn, đảm bảo chỉ số thanh khoản theo đúng định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Lãi suất vay cố định cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại OCB chỉ 8,15%/năm
Tháng 5/2023, OCB triển khai gói ưu đãi lãi suất cho vay cố định dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chỉ từ 8,15%/năm.
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.