Lợi nhuận vận tải hàng không của Vietjet tăng mạnh
Hà Linh
Chủ nhật, 02/02/2020 - 09:00
Mảng kinh doanh cốt lõi là vận tải hàng không ghi nhận mức tăng trưởng 29,3% lợi nhuận trước thuế trong năm 2019.
Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet tiếp tục một năm hoạt động tăng trưởng tốt mảng kinh doanh cốt lõi là vận tải hàng không trong năm 2019, duy trì vị trí đứng đầu về vận chuyển nội địa Việt Nam và phát triển thị trường quốc tế.
Trong năm qua, Vietjet đã phát triển mạng bay tăng 24% với 22 đường bay quốc tế được mở đi thị trường Nhật Bản, Hồng Kông, Indonesia, Ấn Độ...
Tương ứng, Vietjet đã chuyên chở gần 25 triệu lượt khách, tăng trưởng gần 28% so với năm trước.
Theo báo cáo tài chính quý 4 năm 2019 vừa được Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (mã “VJC”) công bố, doanh thu vận chuyển hành khách đạt 10.500 tỷ đồng, tăng trưởng 24%.
Lũy kế năm 2019, doanh thu vận tải hàng không đạt 41.097 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế vận tải hàng không đạt 3.936 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 21,4% và 29,3% so với năm trước.
Riêng doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng tàu bay hoãn lại do kế hoạch giao tàu của Airbus giãn ra. Năm 2018, Vietjet đã bán 16 tàu, nhưng năm 2019 chỉ bán 7 tàu. Kết quả giãn kế hoạch bán tàu bay phản ánh trong lũy kế doanh thu và lợi nhuận hợp nhất đạt lần lượt là 52.059 tỷ đồng và 5.010 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước.
Để bù đắp tàu bay giao chậm của Airbus, Vietjet đã thuê thêm 9 tàu bay, nâng số lượng đưa vào vận hành khai thác đến cuối năm 2019 là 78 tàu bay, với tổng số giờ khai thác là 321 nghìn giờ an toàn với 139 nghìn chuyến bay.
Vietjet đang vận hành 78 máy bay, tính đến cuối năm 2019
Vietjet cho biết hệ số sử dụng ghế đạt 87%, độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,64%, thuộc nhóm các hãng hàng không có chỉ số an toàn khai thác dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổ chức quốc tế AirlineRatings đánh giá chỉ số an toàn của Viejet đạt 7 sao - mức cao nhất trên bảng xếp hạng.
Kinh doanh tăng trưởng còn nhờ vào chiến lược tăng trưởng doanh thu phụ trợ, chủ yếu bao gồm các khoản thu dịch vụ cộng thêm, doanh thu vận chuyển hàng hóa, doanh thu bán hàng trên tàu bay (thức ăn, nước uống, đồ lưu niệm) và doanh thu quảng cáo.
Năm 2019, doanh thu phụ trợ đạt 11.356 tỷ đồng, tăng 35,2% so với năm trước. Theo đó, cơ cấu doanh thu phụ trợ cũng chuyển dịch từ 25,4% năm 2018 lên 28% trong tổng doanh thu vận chuyển hàng không.
Theo mô hình các hãng hàng không chi phí thấp, doanh thu phụ trợ là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hãng vì tỷ suất lợi nhuận đạt trên 90%. Báo cáo CarTrawler YearBook năm 2019 gần đây nhất cho biết, Vietjet đang giữ vị trí top 12 của thế giới về tỷ lệ doanh thu phụ trợ trong tổng doanh thu.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, tổng tài sản Vietjet đạt 47.608 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu là 17.661 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn sử dụng 2.347 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ, tương ứng tăng trưởng 22% và 25,8 % so với năm trước. Chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức tốt 1,4 lần, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ 0,77 lần, là mức vay rất thấp so với mức trong ngành hàng không.
Chỉ số biên lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và tiền thuê đạt mức 31%, nằm ở vị trí các hãng hàng không dẫn đầu trong khu vực và thế giới.
Đội tàu mới, hiện đại của Vietjet tiếp tục được trẻ hóa với tuổi đời bình quân đạt 2,75 năm, tiết kiệm nhiên liệu cao. Đặc biệt, cuối tháng 9/2019, Vietjet chính thức bổ sung vào đội tàu loại tàu bay thế hệ mới A321 NEO ACF 240 ghế đầu tiên trên thế giới. Dòng máy bay này giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu tối thiểu 16%, tiết giảm tiếng ồn tới 75% và lượng khí thải ra môi trường tới 50%.
Năm 2020, Vietjet dự kiến tiếp nhận thêm 9 tàu A321 NEO mới, và từ năm 2021 mỗi năm hơn 20 tàu; giúp giảm chi phí khai thác, gia tăng lợi nhuận từ vận tải hàng không và chuyển quyền sở hữu tàu bay. Đồng thời, Vietjet tiếp tục tối ưu hóa chi phí hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hàng không.
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.