Phát triển bền vững
Lượng CO2 vẫn cao kỷ lục bất chấp các đợt phong tỏa vì Covid-19
Sự suy giảm của sản xuất công nghiệp do đại dịch Covid-19 đã không tác động đáng kể tới mức tăng kỷ lục của khí nhà kính trong khí quyển, sự tăng nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt hơn, băng tan, mực nước biển dâng và axit hóa đại dương, theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
Theo báo cáo dự án về khí thải nhà kính của WMO, các đợt phong tỏa do đại dịch Covid-19 đã cắt giảm lượng khí thải trong môi trường và khí nhà kính như CO2. Tuy nhiên, với kết quả tích lũy phát phải CO2 trong quá khứ và hiện tại, trên thực tế lượng cắt giảm do đại dịch Covid-19 không đáng kể.
Theo đó, trong giai đoạn phong tỏa căng thẳng nhất, lượng khí thải CO2 hàng ngày ước tính có thể đã giảm tới 17% trên toàn cầu. Dẫn tới, mức giảm phát thải toàn cầu hàng năm (đến năm 2020) trong khoảng 4,2 - 7,5%.
Tuy nhiên, việc giảm phát thải ở quy mô này sẽ không khiến cho lượng CO2 trong khí quyển đi xuống. CO2 sẽ tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn khoảng 0,08 – 0,23 ppm mỗi năm.
Lượng CO2 trung bình hàng năm trên toàn cầu đã vi phạm ngưỡng quan trọng 410 phần triệu (ppm), theo WMO. Sự gia tăng đó đã tiếp tục vào năm 2020. Kể từ năm 1990 đến nay, tổng lượng bức xạ đã tăng lên 45% (hiệu ứng nóng lên toàn cầu) do khí nhà kính đã tồn tại lâu dài, trong đó khí CO2 chiếm chủ yếu.
Cụ thể, mức CO2 trung bình hàng năm trên toàn cầu là khoảng 410,5 ppm vào năm 2019, tăng từ 407,9 ppm vào năm 2018, đã vượt qua mốc 400 ppm của năm 2015. Phát thải do đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất si măng, phá rừng và các hoạt động thay đổi sử dụng đất khác đã đẩy CO2 trong khí quyển năm 2019 lên 148% so với giai đoạn tiền công nghiệp.
Tổng thư ký MWO, GS. Petteri Taalas cho biết, “CO2 tồn tại trong khí quyển hàng thế kỷ và trong đại dương thậm chí lâu hơn. Lần cuối cùng Trái đất có nồng độ CO2 tương đương hiện tại là cách đây 3 - 5 triệu năm, khi nhiệt độ ấm hơn 2 - 3°C và mực nước biển cao hơn hiện tại 10 - 20 mét. Nhưng trên trái đất khi đó không có 7,7 tỷ dân”.
“Chúng ta đã vi phạm ngưỡng toàn cầu là 400 ppm vào năm 2015. Và chỉ 4 năm sau, con số đó đã vượt qua 410 ppm. Tốc độ gia tăng như vậy là chưa từng thấy trong lịch sử. Sự sụt giảm lượng khí thải liên quan đến các đợt phong tỏa do Covid-19 chỉ là một đốm sáng nhỏ trên đồ thị dài hạn. Chúng ta cần phải làm phẳng đường cong một cách bền vững”, theo GS. Petteri Taalas.
“Đại dịch Covid-19 không phải là giải pháp cho biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nó cung cấp cho chúng ta một nền tảng cho hành động về khí hậu bền vững và đầy tham vọng hơn để giảm lượng khí thải về 0 thông qua việc chuyển đổi hoàn toàn các hệ thống công nghiệp, năng lượng và giao thông.
Những thay đổi cần thiết là khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật, sẽ chỉ ảnh hưởng nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Điều đáng mừng là ngày càng có nhiều quốc gia và các công ty đã cam kết trung lập carbon”, GS. Petteri Taalas nhận định.
Việt Nam thu về 1.200 tỷ đồng nếu giảm phát thải CO2 tại sáu tỉnh
Việt Nam thu về 1.200 tỷ đồng nếu giảm phát thải CO2 tại sáu tỉnh
Việt Nam sẽ nhận được 51,5 triệu USD (tương đương khoảng 1.200 tỷ đồng) nếu cắt giảm phát thải 10,3 triệu tấn khí carbon (CO2) ở sáu tỉnh miền Bắc Trung Bộ.
Doanh nghiệp giữa biến đổi khí hậu: Trong nguy có cơ
Biến đổi khí hậu không chỉ đem lại những thách thức mà còn có thể tạo ra động lực và cơ hội cho những thay đổi như những mô hình kinh doanh mới, các sản phẩm mới hoặc công nghệ mới.
Thủ tướng đề nghị nghiên cứu cơ chế thuế phát thải
Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu cơ chế thuế phát thải để khuyến khích cắt giảm phát thải khí nhà kính, qua đó, huy động nguồn lực hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.
Tiếp tục thông qua 4 dự án tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải theo cơ chế JCM
Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, đến năm 2030, Việt Nam cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực