Tiêu điểm
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Bị đối xử thiếu công bằng
Việt Nam đang có gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra hơn 40 triệu việc làm, tuy nhiên khối này đang bị đối xử thiếu công bằng.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam(Vietravel) cho biết, ông đặc biệt tâm đắc với công cuộc chuyển đổi từ chính quyền quản lý sang chính quyền phụng sự.
Theo ông Kỳ, Chính phủ cần xây dựng lộ trình chi tiết, rõ ràng, trong đó công tác hỗ trợ doanh nghiệp phải kịp thời, bảo đảm công bằng về chính sách.
Còn các doanh nghiệp tư nhân cũng cần chủ động đổi mới sáng tạo, đầu tư vào công nghệ, coi công nghệ là yếu tố hàng đầu, quản trị lại theo hướng minh bạch, có trách nhiệm, mở rộng chuỗi liên kết hợp tác.
Đặc biệt, một vấn đề cần được “cởi trói” với các doanh nghiệp tư nhân, theo ông Kỳ là được đối xử công bằng như khối doanh nghiệp nhà nước trong tiếp cận các nguồn lực, chính sách.
Dẫn chứng với Vietravel Airlines ông Kỳ cho biết, trong ngành hàng không, doanh nghiệp tư nhân gần như "tự bơi" mà không có sự hỗ trợ từ nhà nước.
“Trong giai đoạn dịch Covid-19, ngân sách được phân bổ để hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước, trong khi khối tư nhân không nhận được bất kỳ chính sách tương tự nào. Điều này khiến doanh nghiệp tư nhân đối mặt với nhiều khó khan, hạn chế cơ hội phát triển”, ông Kỳ nói tại hội thảo "Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam" do Huba tổ chức.
Hay hình thức hợp tác công tư (PPP), theo Chủ tịch Vietravel, cũng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân.
“Cần tạo sân chơi bình đẳng, coi kinh tế nhà nước, tư nhân và hộ cá thể là ba trụ cột chính của nền kinh tế. Đặc biệt, cần thay đổi nhận thức, phân vai để thiết kế chính sách theo hướng “kiềng 3 chân”, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ chốt thay vì tư duy theo 3 tầng bậc như hiện nay, gây ra sự bất công bằng”, ông Kỳ kiến nghị.
Không chỉ gặp khó đối với các thủ tục ở trong nước mà xuất khẩu cũng có nhiều rào cản khi không được nhà nước hỗ trợ, dù các giải pháp “gỡ vướng” nằm trong tầm tay.
Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn cho biết, khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá với ngành nhựa, doanh nghiệp Malaysia và Thái Lan được chính phủ hỗ trợ kháng nghị thành công, còn doanh nghiệp Việt Nam phải tự xoay xở, chịu thuế cao suốt 15 năm.
Ngoài ra, các rào cản thủ tục hành chính cũng đang kìm hãm sự phát triển của khu vực tư nhân.
“Nhiều hộ kinh doanh cá thể dù có doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm vẫn không dám chuyển đổi thành doanh nghiệp do lo ngại các thủ tục phức tạp và môi trường kinh doanh chưa thực sự minh bạch”, ông Việt Anh nói thêm.
Vì vậy, ông Việt Anh kiến nghị, cần sớm có chính sách khuyến khích và hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp để họ có thể phát triển bền vững.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia nhìn nhận, hiện doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai, vốn, cải tiến công nghệ, chương trình và các dự án trọng điểm quốc gia.
“Điểm yếu với các doanh nghiệp tư nhân là vấn đề quản trị doanh nghiệp còn hạn chế, điều hành chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, chưa qua đào tạo và ít người có bằng cấp chuyên môn. Quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh còn chậm”, ông Lực nói.
Không muốn, không chịu lớn vì “rừng” thủ tục
Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại xây dựng Lê Thành cho rằng, thời gian qua Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nhưng nhiều doanh nghiệp còn e dè về hành lang pháp lý.
“Các vướng mắc của doanh nghiệp cần được giao cho các đơn vị chuyên trách giải quyết triệt để”, ông Nghĩa kiến nghị.
Dù công nhận kinh tế tư nhân đã có đóng góp lớn cho nền kinh tế như chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp, đóng góp 30% thu ngân sách, trên 56% tổng vốn đầu tư nhưng Thái Thanh Quý, Phó trưởng ban thường trực Ban Chính sách, chiến lược Trung ương cũng nhìn nhận còn nhiều rào cản, quy định từ phía cơ quan nhà nước gây tốn kém và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
“Thậm chí còn tình trạng doanh nghiệp không muốn lớn, không chịu lớn do lo ngại những quy định, thủ tục phức tạp”, ông Quý nói.
Dưới góc độ cơ quan quản lý, bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể thuộc Bộ Tài chính thừa nhận, doanh nghiệp tư nhân đang gặp nhiều khó khăn do không rõ ràng về khung pháp lý.
Cũng theo bà Thuỷ, cơ quan này được giao chắp bút dự thảo nghị quyết về kinh tế tư nhân, dự kiến sẽ trình Chính phủ và Trung ương trong tuần tới.
Dự thảo nghị quyết sẽ tập trung vào nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có nội dung về việc làm rõ quy định "không hình sự hóa quan hệ kinh tế" trong Bộ luật Hình sự.
Chuyên gia lo ngại đề xuất đưa khối kinh tế tư nhân vào cơ quan quản lý FDI
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Kích hoạt sức mạnh doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân đang rất cần được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, vượt qua khó khăn.
Doanh nghiệp tư nhân vẫn ‘hụt hơi’
Doanh nghiệp tư nhân đối mặt với hàng loạt khó khăn về thủ tục hành chính, đơn hàng, dòng tiền.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.