Tiêu điểm
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".

Khu vực tư nhân Việt Nam ngày càng được công nhận là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, đánh dấu sự thay đổi so với những hoài nghi trước đây về vai trò của doanh nghiệp tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm gần đây thậm chí nhấn mạnh vai trò của kinh tế như nhân như là "động lực quan trọng nhất".
“Cần có chiến lược phát triển doanh nghiệp tư nhân, không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề về cấp phép, mà phải tạo ra một chiến lược phát triển toàn diện. Chỉ có như vậy, đất nước mới có thể bắt kịp đà phát triển và tiến vào quỹ đạo mới”, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, đã dẫn lời Tổng Bí thư Tô Lâm.
Ở các nền kinh tế phát triển, kinh tế tư nhân phải đóng góp 60-80% GDP nhưng khu vực này vẫn chưa có vị thế xứng đáng tại Việt Nam. Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thống kê chính thức cho thấy doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng góp 9,6% GDP. Sau khi được đánh giá lại, tỷ lệ này đã tăng lên 24,1% vào năm 2021 và 24,2% vào năm 2023.
Có thể “xé rào” trong khuôn khổ pháp luật để xây cơ chế
Theo ông Thiên, nếu đã lựa chọn kinh tế thị trường và xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, các chính sách và chiến lược phát triển cũng phải lấy khu vực này làm trọng tâm.
“Hiện tại là thời điểm mang tính quyết định. Vai trò của nhà nước cần theo hướng mở đường, dẫn dắt và quan trọng nhất là xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát triển”, ông Thiên nói tại tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân" vừa được tổ chức tại TP.HCM.
Theo chuyên gia này, đã quyết tâm đổi mới là phải thay đổi triệt để, chứ không chỉ dừng lại ở việc cải tiến cái cũ. Yếu tố không kém phần quan trọng là cần xây dựng một hệ thống thể chế mới. Đồng thời, các quy định về phát luật liên quan để góp phần phát triển kinh tế tư nhân cần bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh mới, tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
“Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho". Việc tạo ra áp lực là cần thiết để thúc đẩy sự thay đổi chính sách, qua đó tạo động lực phát triển cho kinh tế tư nhân trong bối cảnh hiện nay”, ông Thiên đặt vấn đề.
TS. Nguyễn Quốc Việt, chuyên gia chính sách công nhận định, việc thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là một chiến lược quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, nhà nước cần rà soát, điều chỉnh và đồng bộ hóa các luật liên quan, nhằm tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và nhất quán cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai các dự án.
“Để các chính sách này đi vào thực tiễn, cần có các mô hình sáng tạo mang tính chất đột phá từ cấp địa phương, thậm chí sẵn sàng ‘xé rào’ trong khuôn khổ pháp luật để xây dựng các cơ chế thí điểm cho doanh nghiệp tư nhân”, ông Việt nói.
Điểm yếu của Việt Nam hiện nay nằm ở thể chế và chưa thực sự chú trọng phát triển khoa học - công nghệ, GS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học quốc gia Singapore - thẳng thắn.
Tuy nhiên, nếu có thể khắc phục và biến những điểm yếu này thành lợi thế, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế.
Theo ông Khương, các lĩnh vực lớn như hạ tầng, viễn thông đều có thể giao cho tư nhân đảm nhiệm. Nếu chưa làm được, chúng ta có thể học hỏi để từng bước làm tốt hơn. Để thực hiện được điều này, các bộ, ngành cần có chỉ tiêu cụ thể về việc đóng góp cho sự phát triển của kinh tế tư nhân.
“Đặc biệt, không thể để xảy ra tình trạng ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’, những người ban hành hoặc thực thi chính sách mà gây khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân thì cần được loại bỏ khỏi hệ thống để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch”, ông Khương đề xuất.
“Nút thắt” khiến doanh nghiệp khó lớn
Ở góc độ doanh nghiệp tư nhân, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex cho rằng, còn những "nút thắt" khiến doanh nghiệp không lớn được.
Đơn cử như các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang gặp khó về việc hoàn thuế. Hay như việc các tổng công ty nhà nước dù mạnh nhưng không giữ được cán bộ giỏi do chính sách tiền lương hạn chế, dẫn đến khó phát triển.
“Intimex cũng gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhà khoa học vì khó chứng minh hiệu quả công việc so với các nhóm lao động khác. Chúng tôi cũng phải ‘lách’ để có thể thực hiện được việc này”, ông Nam lý giải.
Cũng theo ông Nam, Việt Nam có thể học hỏi Singapore khi ở quốc đảo này, doanh nghiệp nộp thuế cao sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư và phát triển.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM nhận định, để chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân thực sự phát huy hiệu quả, doanh nghiệp cần cảm nhận rõ ràng sự hỗ trợ thực tế từ các cấp chính quyền, chứ không chỉ dừng lại trên giấy tờ.
“Vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo cắt giảm 30% thủ tục hành chính, nhưng trên thực tế, trong các dự thảo của một số bộ, ngành vẫn xuất hiện quy định làm tăng chi phí, gia tăng thủ tục cho doanh nghiệp”, bà Chi nói.
Theo bà Chi, trong tuần qua, sáu hiệp hội ngành nghề đại diện cho hàng chục nghìn doanh nghiệp đã kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ một thủ tục hành chính gây rườm rà, tốn kém.
“Nếu các bộ, ngành vẫn giữ tư duy ‘quản không được thì cấm’ thì sẽ không thể tháo gỡ những rào cản đối với sự phát triển của nền kinh tế”, bà Chi đóng góp.
Ngoài ra, bà Chicũng đề xuất Chính phủ nên mạnh dạn giao những dự án quan trọng như đường sắt đô thị hay hạ tầng số cho khu vực kinh tế tư nhân.
“Khi được tin tưởng và trao cơ hội, doanh nghiệp tư nhân mới có thể phát triển lớn mạnh và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế”, bà Chi khẳng định.
Trong khi đó, ông Lê Trí Thông, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận nhấn mạnh, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên của sự vươn mình.
Khác với việc "phá rào", để vươn mình cần tìm đúng lối đi, xác định những mũi nhọn chiến lược và thực hiện những đặt cược chiến lược. Theo ông Thông, hiện tại, "hệ điều hành" của kỷ nguyên vươn mình cần đến trí tuệ, sự sáng tạo cùng với những chính sách, bản vẽ chiến lược và sự chèo lái của doanh nghiệp. Nếu có chiến lược rõ ràng trong một đến năm năm tới, quá trình thực thi sẽ được đẩy nhanh và hiệu quả hơn.
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng, phải xóa bỏ mọi quan niệm, định kiến để có cách ứng xử và hành động cụ thể đối với khu vực kinh tế quan trọng này.
Cục diện mới của kinh tế tư nhân
Một khu vực tư nhân năng động và có năng lực cạnh tranh cao là một bảo đảm vững chắc cho sự thịnh vượng của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới và bối cảnh thế giới mới.
Làm gì để kinh tế tư nhân phát triển?
ít người dám chỉ ra nguyên nhân sâu xa hạn chế sự phát triển của kinh tế tư nhân để qua đó có thể tìm ra giải pháp khả thi.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ
Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.
Hội Nhà báo Việt Nam 75 năm đồng hành cùng đất nước, vươn mình cùng thời đại
Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.