Doanh nghiệp tư nhân đối mặt với hàng loạt khó khăn về thủ tục hành chính, đơn hàng, dòng tiền.
Doanh nghiệp tư nhân ít lạc quan vào triển vọng
Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình kinh tế hiện tại, bao gồm kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành so với cùng kỳ năm 2023 vẫn cho thấy bức tranh khá tiêu cực.
Sự phục hồi của doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn “hụt hơi” khi so sánh với các loại hình doanh nghiệp khác, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đánh giá trong báo cáo mới nhất.
Trong số gần 900 doanh nghiệp được Ban IV khảo sát, hơn 60% doanh nghiệp tư nhân đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô năm nay rất tiêu cực/tiêu cực so với năm ngoái. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng cho thấy niềm tin ít tích cực vào triển vọng kinh tế trong 12 tháng tới.
Trong bối cảnh đó, có đến gần 75% doanh nghiệp tư nhân được hỏi cho biết các phương án tiêu cực như dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh, ngừng kinh doanh chờ giải thể.
Nguyên nhân là bởi các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, như vấn đề đơn hàng, việc thực hiện các thủ tục hành chính và đáp ứng quy định pháp luật cùng nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế.
Các khó khăn này đã ảnh hưởng đến niềm tin của khối doanh nghiệp tư nhân.
Do đó, “tăng cường nội lực cho khu vực kinh tế tư nhân là vấn đề lớn cần đặt ra khi niềm tin của khu vực này đang phục hồi chậm hơn so với các khu vực kinh tế khác”, nhóm nghiên cứu của Ban IV khuyến nghị.
Doanh nghiệp tư nhân đang cho thấy niềm tin ít lạc quan vào triển vọng kinh tế năm sau. Ảnh: Hoàng Anh
Tăng trưởng nhờ nội lực
Trong báo cáo gửi Chính phủ, Ban IV đánh giá, những tháng cuối năm 2024 và dự báo năm 2025, vẫn sẽ nhiều biến số khi nội lực của doanh nghiệp, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân, bị bào mòn do Covid-19, lạm phát năm 2023 và ảnh hưởng của bão Yagi.
Theo Ban IV, các giải pháp giãn giảm áp lực chi phí cho người dân, doanh nghiệp, vun bồi nội lực vẫn cần được quan tâm thiết kế và đẩy mạnh thực thi vì đây vẫn là thời điểm phải cân nhắc “khoan thư sức dân”.
Thêm nữa, cục diện chính trị và kinh tế toàn cầu tiếp tục thay đổi, xuất hiện ngày càng rõ nét các xu hướng bảo hộ mới gắn với các yêu cầu kĩ thuật – thương mại mới, rất cần có chính sách phát triển các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực dẫn dắt.
Điều này sẽ góp phần nâng cao năng suất, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt và nền kinh tế.
Ban IV đề xuất, định hướng chính sách không chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn hiện hữu mà cần quan tâm kiến tạo môi trường thuận lợi giúp nhiều doanh nghiệp nội địa có khả năng vươn lên, giành vị thế dẫn dắt.
Việc đặt ra các bài toán lớn quốc gia theo cơ chế đặt hàng với yêu cầu liên kết chuỗi giá trị nội địa, đồng thời với các cơ chế minh bạch và đảm bảo sự công bằng, không phân biệt giữa các doanh nghiệp khu vực nhà nước với khu vực tư nhân là xu hướng được nhiều doanh nghiệp kì vọng, Ban IV nhấn mạnh.
Về kinh tế xanh, đơn vị này đề xuất thúc đẩy các nghiên cứu, đánh giá về một số sáng kiến mang tính đột phá cho Việt Nam để chuyển đổi nền kinh tế sang xanh như phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của khu vực.
Cùng với đó, phát triển các cụm công nghiệp - dịch vụ xanh và khuyến khích các ngành đột phá như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn nhưng cũng gắn kết với các yêu cầu xanh hóa để thu hút các nhà đầu tư/dòng đầu tư chất lượng.
Tập đoàn T&T Group kiến nghị Thủ tướng những dự án mà đòi hỏi công nghệ, tài chính cao thì Chính phủ cho cơ chế giao nhiệm vụ và chỉ định, cho phép các thành phần kinh tế tư nhân tham gia.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.