Cú hích du lịch ASEAN khi Trung Quốc mở cửa
Theo đánh giá của HSBC, ASEAN có vị thế tốt để nhận được sự thúc đẩy mạnh mẽ từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi phục hồi ấn tượng vào năm 2022, với lợi ích trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.
Apple và các nhà cung ứng tìm cách rời khỏi Trung Quốc thể hiện một xu thế dịch chuyển dòng vốn dưới tác động của thương chiến Mỹ - Trung cũng như hệ quả của chính sách “zero Covid-19”.
Cuối tháng 12, theo một nguồn tin chưa được xác nhận chính thức, Foxconn đã hoàn thành những thủ tục cần thiết để chuyển một phần dây chuyển lắp ráp iPad và Macbook, 2 sản phẩm chiến lược của hãng điện tử Apple, từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Động thái này tuy chưa được xác nhận chính thức nhưng phù hợp với đề nghị của Apple, nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Nếu kế hoạch này được triển khai trên thực tế, Macbook sẽ lần đầu tiên được lắp ráp ngoài biên giới Trung Quốc.
Trước đó, Foxconn đã thực hiện nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam, trong bối cảnh chuỗi cung ứng của Trung Quốc bộc lộ nhiều rủi ro về địa chính trị cũng như rủi ro chính sách. Tính đến hiện tại, Foxconn, hoạt động tại Việt Nam dưới cái tên Hon Hai Precision, có khoảng 60 nghìn nhân viên tại Việt Nam.
Foxconn không phải là nhà cung ứng duy nhất của Apple hiện diện tại Việt Nam. Luxshare và Goertek đã bắt đầu sản xuất tai nghe không dây Airpod ở Việt Nam kể từ năm 2020. Pegatron, nhà lắp ráp iPhone, iPad cũng xây dựng nhà máy trị giá hơn 100 triệu USD, đồng thời lên kế hoạch chuyển trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những giai đoạn đầu tư tiếp theo. Năm 2020 đánh dấu mốc Việt Nam trở thành nhà cung ứng lớn nhất cho Apple tại khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất hưởng lợi từ xu thế Trung Quốc + 1. Kể từ năm 2017, mẫu iPhone SE đã được lắp ráp bởi Wistron Corp có trụ sở tại Ấn Độ. Tháng 9 vừa qua, Apple thông báo rằng mẫu iPhone 14 cũng sẽ được sản xuất tại quốc gia tỷ dân vùng Nam Á này.
“Apple đã hỗ trợ Ấn Độ một bước quan trọng để chuyển từ sản xuất các mẫu lỗi thời sang các mẫu sản phẩm mới nhất”, South China Morning Post bình luận.
Theo chuyên gia về chuỗi cung ứng Kuo Minh-chi, việc sản xuất iPhone 14 tại Ấn Độ được tiến hành gần như đồng thời so với sản xuất tại Trung Quốc. Trước đây, các nhà lắp ráp Ấn Độ sẽ bắt đầu sản xuất sản phẩm mới của Apple chậm hơn so với Trung Quốc khoảng hơn 3 tháng.
Hiện tại, Trung Quốc vẫn là nhà cung ứng số một của Apple, theo xếp hạng của Bloomberg. Trong bảng xếp hạng này, Ấn Độ ở vị trí thứ 8 và Việt Nam ở vị trí thứ 14.
Nhiều dự đoán cho thấy, Ấn Độ, với lợi thế về dân số, hoàn toàn có thể thay thế vị trí của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng cho Apple. Dự báo của DigiTimes cho thấy, 50% số iPhone trên toàn thế giới sẽ được sản xuất tại Ấn Độ vào năm 2027, cao hơn so với dự đoán 25% vào năm 2025 của JPMorgan.
Tỷ lệ Macbook và Airpod được lắp ráp tại Việt Nam cũng tăng do ngày càng nhiều nhà cung ứng chọn Việt Nam làm điểm đến thay thế Trung Quốc.
Với vai trò “công xưởng của thế giới”, Trung Quốc là trung tâm sản xuất không chỉ hàng điện tử mà còn nhiều sản phẩm khác, từ dệt may cho tới phụ tùng cơ khí. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những lợi ích Trung Quốc nhận được do chuỗi cung ứng của Apple đem lại.
Vì vậy, động thái của Apple và các nhà cung ứng dấy lên những lo ngại rằng nhiều công ty khác sẽ thực hiện chiến lược tương tự. Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) mới đây, tỷ lệ doanh nghiệp châu Âu chuyển một phần hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam đạt đến 41% trong quý IV/2022, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 13% trong quý III/2022.
Theo một cuộc khảo sát khác của nền tảng logistics Container xChange, 67% trong số 2.600 doanh nghiệp cho biết đang xem xét các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc để thiết lập chuỗi cung ứng. Trong đó, Việt Nam và Ấn Độ là 2 điểm đến hấp dẫn nhất.
Chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục dịch chuyển, kể cả khi Trung Quốc đã mở cửa trở lại. Một số doanh nghiệp, đặc biệt như Foxconn, đã phải chịu thiệt hại nặng nề từ chính sách “zero-Covid-19”, do đó sẽ ưu tiên tìm kiếm những giải pháp đa dạng hóa chuỗi sản xuất. Apple cũng sẽ tiếp tục sắp xếp lại chuỗi cung ứng để giảm rủi ro từ thương chiến Mỹ - Trung. Câu hỏi đặt ra là liệu năng lực của Ấn Độ và Việt Nam có thể hấp thụ bao nhiêu vốn đầu tư chất lượng cao từ xu thế này?
Theo đánh giá của HSBC, ASEAN có vị thế tốt để nhận được sự thúc đẩy mạnh mẽ từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau khi phục hồi ấn tượng vào năm 2022, với lợi ích trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.
Việt Nam không thể thay thế vai trò “công xưởng của thế giới” của Trung Quốc, do đó cần tìm ra công thức riêng để thu hút đầu tư.
Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu với các doanh nghiệp châu Âu, theo kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường kinh doanh mới nhất của EuroCham.
Kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục u ám với áp lực lạm phát và động thái thắt chặt cung tiền. Trong bối cảnh đó, quyết định mở của trở lại của Trung Quốc – thị trường hơn 1 tỷ dân – được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng.
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.