Doanh nghiệp
Miễn nhiễm với bão lũ và dịch bệnh, Dabaco tiếp đà phục hồi
Dabaco được kỳ vọng hưởng lợi từ giá heo hơi neo cao nhờ thiếu hụt nguồn cung và giá nguyên liệu thức ăn duy trì ổn định ở mức thấp bất chấp ảnh hưởng từ thiên tai và dịch bệnh.
Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết không gặp thiệt hại trực tiếp về tài sản, con người sau bão và đàn heo của công ty vẫn an toàn trong bối cảnh thị trường được đánh giá có thể thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn do hàng vạn con heo và bò đã bị tiêu hủy trong năm nay do ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi và dịch tả heo châu Phi (ASF).
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bão Yagi đã gây ra thiệt hại đáng kể ở khu vực phía Bắc, với hơn 20.000 con heo và bò bị tiêu hủy.
Trong chia sẻ mới đây, Dabaco cho biết đàn heo của công ty vẫn
tương đối an toàn nhưng vẫn cần lưu ý tới các rủi ro tiềm ẩn từ dịch bệnh và sức
khỏe của gia súc ở các khu vực bị ngập lụt.
Thông tin thêm về tình hình dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, trong bảy tháng đầu năm, nông dân cả nước đã phải tiêu hủy khoảng 39.000 con heo do dịch ASF, theo đó, Dabaco cũng phải chịu một số thiệt hại đối với đàn gia súc của công ty trong nửa đầu năm.
Đồng thời, Dabaco đang đạt được tiến triển trong việc sản xuất vắc xin ASF, với một nhà máy vắc xin đã hoàn thành và các sản phẩm đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Ban lãnh đạo công ty cho biết vắc xin cho thấy hiệu quả khá khả quan, đồng thời các khách hàng quốc tế sẽ rất quan tâm.
Nếu thành công, điều này có thể giúp hạn chế dịch bệnh với
đàn heo của công ty và có doanh thu từ bán vắc xin cho cả thị trường trong nước
và quốc tế.
Hưởng lợi "kép" từ giá heo và chi phí đầu vào
Trong đánh giá mới đây của SSI Research, trong tháng 9, giá heo đã tăng 12% so với cùng kỳ và đạt mức cao nhất là 70.000 đồng/kg ở khu vực miền Bắc do thiếu hụt nguồn cung.
Đồng thời, giá heo khó giảm xuống mức như năm ngoái là từ 52.000 - 56.000 đồng/kg vì nhu cầu cao điểm cuối năm và nhu cầu tiêu dùng phục hồi. Mặt khác, nhu cầu về heo và gà giống dự kiến sẽ tăng cao, vì nông dân cần tái đàn sau lũ.
Ngoài ra, việc tăng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ không nhiều
do giá heo ở Trung Quốc vẫn đang neo ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ở
Trung Quốc vẫn còn thận trọng sau thời gian dài giá giảm và thua lỗ lớn trong vài
năm qua, theo số liệu từ Genesus.
Nhận thấy dư địa tăng trưởng, Dabaco dự kiến tăng tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động chăn nuôi cao hơn so với mảng thức ăn chăn nuôi. Công ty có kế hoạch tăng đàn lên 60.000 con heo nái và 1,5 triệu con heo thịt trong thời gian tới, giảm sự phụ thuộc vào hợp đồng với các trang trại quy mô nhỏ.
Trong ngắn hạn, Dabaco sẽ xây dựng hai trang trại mới ở các tỉnh Thái Nguyên và Hòa Bình, mỗi trang trại có quy mô 5.000 con heo nái (hiện công ty có 50.000 con heo nái).
Đồng thời, ban lãnh đạo cũng có kế hoạch mở một nhà máy thức ăn chăn nuôi mới trong trung hạn để đáp ứng tăng trưởng trong hoạt động chăn nuôi.
Đáng chú ý, ban lãnh đạo Dabaco cũng chia sẻ chi
phí nhập khẩu giống heo mới từ Pháp hiện chỉ còn khoảng 50.000 đồng/kg, thậm
chí một số điểm trại ở tỉnh Thanh Hoá ghi nhận mức chi phí chỉ ở mức 48.000 đồng/kg,
giảm mạnh 10 - 12% so với mức 55.000 đồng/kg vào năm 2022.
Một loạt các thông tin ủng hộ giúp mở ra dư địa đáng kể cho việc gia tăng lợi nhuận mảng chăn nuôi heo của Dabaco trong thời gian tới.
Dựa trên điều kiện thị trường hiện nay, SSI Research kỳ vọng công ty sẽ ghi nhận lợi nhuận nửa cuối năm 2024 tốt hơn so với nửa đầu năm nhờ cả sản lượng và giá bán đều được dự báo sẽ cao hơn so với năm ngoái.
Sang năm 2025, SSI dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 12.900 tỷ đồng và 721 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 53% so với cùng kỳ.
Sáu tháng đầu năm nay, Dabaco ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.437 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ và lãi ròng hợp nhất gấp 36 lần cùng kỳ, đạt 218 tỷ đồng.
Năm nay, Dabaco lập kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 25.380 tỷ đồng và lãi ròng dự kiến đạt gần 730 tỷ đồng. Như vậy, tập đoàn mới hoàn thành 25% kế hoạch doanh thu và 30% kế hoạch lãi đề ra.
Mảng chăn nuôi heo của HAGL tiếp tục gặp khó
Dabaco lần thứ 3 đặt mục tiêu doanh thu tỷ đô
2024 là năm thứ 3 liên tiếp Dabaco đặt kế hoạch doanh thu tỷ đô dù những hai năm trước đó, quy mô doanh thu công ty còn cách rất xa mục tiêu này.
Chăn nuôi tuần hoàn tạo giá trị
Chăn nuôi theo phương pháp giảm tiêu hao đầu vào, giảm thất thoát đầu ra và gắn với liên kết tiêu thụ giúp nông sản có chất lượng tốt, bán với giá cao hơn so với thông thường.
Doanh nghiệp chăn nuôi kỳ vọng hồi phục
Với mức giá trên 55.000 đồng/kg, người chăn nuôi heo sẽ có lãi. Vì thế, xu hướng tăng của giá heo hơi sẽ mang lại tia hy vọng cho các doanh nghiệp kinh doanh thịt heo trong năm 2023.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.