Các hiệp hội chăn nuôi kêu cứu

Nhật Phạm Thứ bảy, 16/03/2024 - 18:15

Các hiệp hội doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi kiến nghị bỏ những quy định đang gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một trại lợn giống ở An Lão, Hải Phòng. Ảnh: Hoàng Anh

Theo pháp luật hiện hành, sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y thuộc ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện. Do đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh những sản phẩm này phải được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định để cấp giấy chứng nhận và duy trì đánh giá, giám sát hàng năm. 

Ngoài ra, theo văn bản kiến nghị của Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam và Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, sẽ có nhiều đợt thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của những đơn vị địa phương.

Tiếp nhận kiểm tra, giám sát thường xuyên, dày đặc như vậy nhưng doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y vẫn phải thực hiện đánh giá công bố hợp quy, tức là đánh giá điều kiện và quy trình sản xuất thông qua lấy mẫu để xét nghiệm.

Các hiệp hội này cho biết hoạt động hợp quy rất tốn kém, chi phí trung bình khoảng 2 – 4 triệu đồng/lần đối với một sản phẩm thức ăn chăn nuôi và 10 – 20 triệu đồng/lần đối với sản phẩm vaccine thú y. 

Đánh giá công bố hợp quy sẽ phải thực hiện lại sau khi kết thúc chu kỳ sản phẩm là ba năm.

Như vậy, đối với những doanh nghiệp có vài trăm sản phẩm khác nhau, hàng ngàn cơ sở sản xuất, chi phí tuân thủ có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng. Đó là chưa kể những chi phí phát sinh khi doanh nghiệp mất thời gian, công sức để đáp ứng việc thực thi quy định của pháp luật.

Vừa tốn thời gian, tiền của, vừa chồng chéo và không cần thiết, các hiệp hội thuộc lĩnh vực chăn nuôi kiến nghị tạm ngừng quy định công bố hợp quy theo Luật Thú y và Luật Chăn nuôi, tiến đến chỉnh sửa quy định này trong Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Bên cạnh đó, nhóm các hiệp hội này cũng kiến nghị Chính phủ và Quốc hội không áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm chăn nuôi chưa qua chế biến.

Theo quy định của pháp luật, các sản phẩm chăn nuôi chưa qua chế biến như trứng gia cầm, thịt gia súc nếu được doanh nghiệp bán cho người dân và hộ kinh doanh cá thể sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng 5%.

Theo các hiệp hội, phần lớn sản phẩm chăn nuôi chưa chế biến đang được tiêu thụ tại chợ truyền thống và các hộ kinh doanh cá thể. 

Doanh nghiệp sơ chế sản phẩm chăn nuôi đã phải tiêu tốn nhiều chi phí hơn so với sơ chế thủ công bởi phải đảm bảo các quy định phòng ngừa rủi ro dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu gánh thêm 5% thuế nữa thì “không thể cạnh tranh nổi với sản phẩm chăn nuôi trôi nổi không được kiểm soát chất lượng”.

Nhóm các hiệp hội chăn nuôi nhấn mạnh, khâu sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi là mắt xích yếu nhất của chuỗi giá trị ngành này bởi chưa kiểm soát được giết mổ thủ công. Nhiều doanh nghiệp như Dabaco, Vissan, Masan, CP đã mạnh dạn đầu tư lớn cho việc sơ chế, chế biến nhưng chỉ hoạt động được 30% công suất.

Gỡ bỏ quy định 5% thuế giá trị gia tăng sẽ là trợ lực quan trọng cho doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến, trong khi nếu áp dụng thì “Nhà nước cũng không thu về được là bao nhiêu đối với dòng thuế này”, các hiệp hội nhấn mạnh trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.

Một kiến nghị khác được các hiệp hội đưa ra là kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm nhập khẩu. Theo các hiệp hội, quy định nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam vẫn chưa chặt chẽ, trong khi các quốc gia khác có rất nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt.

Số liệu năm 2023 cho thấy, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi lên đến hơn 3,5 tỷ USD, chưa tính các sản phẩm nhập khẩu tiểu ngạch, nhập lậu, trong khi xuất khẩu chăn nuôi chỉ đạt hơn 500 nghìn USD.

Dự kiến, trong 3 – 5 năm tới, các dòng thuế quan nhập khẩu với sản phẩm chăn nuôi sẽ về mức 0%. Các hiệp hội cảnh báo, nếu không có chính sách kịp thời, Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, doanh nghiệp và nông dân không thể nào thích ứng nổi.

Các quy định nhập khẩu lỏng lẻo, chưa chặt chẽ không chỉ khiến doanh nghiệp chăn nuôi Việt mất khả năng cạnh tranh mà còn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, gây ra những thiệt hại, rủi ro lớn cho doanh nghiệp, người nông dân và người tiêu dùng.

Văn bản kiến nghị của các hiệp hội nêu rõ, tác động kép của Covid-19, xung đột vũ trang trên thế giới, giá vật tư đầu vào tăng cao, giá đầu ra ở mức thấp, dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp là những khó khăn ngành chăn nuôi phải đối mặt.

Những khó khăn này đã, đang và sẽ tiếp tục đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành bị thua lỗ kéo dài và có thể phá sản hàng loạt.

Do đó, tháo gỡ những bất cập này là biện pháp thiết thực để hỗ trợ ngành chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn, củng cố niềm tin, động lực cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, các hiệp hội nhấn mạnh.

Doanh nghiệp chăn nuôi kỳ vọng hồi phục

Doanh nghiệp chăn nuôi kỳ vọng hồi phục

Doanh nghiệp -  1 năm
Với mức giá trên 55.000 đồng/kg, người chăn nuôi heo sẽ có lãi. Vì thế, xu hướng tăng của giá heo hơi sẽ mang lại tia hy vọng cho các doanh nghiệp kinh doanh thịt heo trong năm 2023.
Doanh nghiệp chăn nuôi kỳ vọng hồi phục

Doanh nghiệp chăn nuôi kỳ vọng hồi phục

Doanh nghiệp -  1 năm
Với mức giá trên 55.000 đồng/kg, người chăn nuôi heo sẽ có lãi. Vì thế, xu hướng tăng của giá heo hơi sẽ mang lại tia hy vọng cho các doanh nghiệp kinh doanh thịt heo trong năm 2023.
Chăn nuôi tuần hoàn tạo giá trị

Chăn nuôi tuần hoàn tạo giá trị

Phát triển bền vững -  1 năm

Chăn nuôi theo phương pháp giảm tiêu hao đầu vào, giảm thất thoát đầu ra và gắn với liên kết tiêu thụ giúp nông sản có chất lượng tốt, bán với giá cao hơn so với thông thường.

Doanh nghiệp chăn nuôi kỳ vọng hồi phục

Doanh nghiệp chăn nuôi kỳ vọng hồi phục

Doanh nghiệp -  1 năm

Với mức giá trên 55.000 đồng/kg, người chăn nuôi heo sẽ có lãi. Vì thế, xu hướng tăng của giá heo hơi sẽ mang lại tia hy vọng cho các doanh nghiệp kinh doanh thịt heo trong năm 2023.

Mảng chăn nuôi heo của HAGL tiếp tục gặp khó

Mảng chăn nuôi heo của HAGL tiếp tục gặp khó

Doanh nghiệp -  1 năm

HAGL cho biết, trong bối cảnh giá heo hơi trong nước đã tăng nhẹ so với tháng 4 nhưng chỉ dao động quanh vùng giá thấp nên kết quả kinh doanh tháng 5 của công ty tiếp tục chủ yếu đến từ doanh thu kinh doanh chuối, nên kết quả kinh doanh tháng 5/2023 chưa khả quan.

Chăn nuôi loay hoay với bài toán ứng dụng kinh tế tuần hoàn

Chăn nuôi loay hoay với bài toán ứng dụng kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

Vướng mắc về pháp lý cũng như về tư duy đang là những điểm nghẽn cản trở ngành chăn nuôi ứng dụng kinh tế tuần hoàn.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  1 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  2 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  3 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".

Dấu hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản

Dấu hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản

Bất động sản -  4 giờ

Thị trường bất động sản đang cho thấy những dấu hiệu đảo chiều rõ rệt sau chu kỳ biến động, với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở nhiều phân khúc từ đầu năm 2024.

Sun Urban City Phủ Lý đón đầu vị trí trung tâm kết nối của Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý đón đầu vị trí trung tâm kết nối của Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý hưởng lợi nhờ việc liên tục nâng cấp và mở rộng hạ tầng giao thông của Hà Nam, đưa địa phương này thành trung tâm kết nối khu vực đồng bằng sông Hồng.

LuxGroup vượt bão Yagi nhờ sức mạnh văn hóa

LuxGroup vượt bão Yagi nhờ sức mạnh văn hóa

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Văn hóa trao quyền và tinh thần làm chủ, cùng sự gắn kết vững chắc đã trở thành bệ đỡ quan trọng giúp LuxGroup đứng vững trước giông bão và nhanh chóng phục hồi.