Mô hình kinh tế chia sẻ trong xây dựng thương hiệu

Việt Hưng Thứ tư, 19/12/2018 - 08:49

Doanh số của một công ty thường tỷ lệ thuận với chi phí truyền thông nhưng tỷ lệ theo cấp số nhân hay số cộng lại phụ thuộc vào phương pháp và hiệu quả truyền thông thương hiệu

Chương trình Mạn Đàm CEO của CLB CEO Chìa Khóa Thành Công

Trong chiến lược thương hiệu, việc tập trung đẩy mạnh nhân hiệu người CEO hay thương hiệu doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào từng thời điểm phát triển của doanh nghiệp cũng như diễn biến của thị trường. 

Giai đoạn nào doanh nghiệp cần phải chuyển hướng đầu tư thương hiệu từ cá nhân sang công ty? Việc chuyển hướng sẽ diễn ra như thế nào để vừa tận dụng được sự nổi tiếng của nhân hiệu mà vẫn đạt được hiệu quả quảng bá thương hiệu doanh nghiệp? Làm sao để các CEO trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xây dựng được nhân hiệu mà tiết kiệm chi phí?

Những vấn đề này đã được các chuyên gia phân tích để tìm ra lời giải trong chương trình Mạn đàm CEO lần thứ 2 của Câu lạc bộ CEO-Chìa Khóa Thành Công với chủ đề: “Nhân hiệu và Thương hiệu: Độc lập và Cộng hưởng” với sự tham gia của Chuyên gia Chiến lược Truyền thông Thương hiệu, ông Hoàng Hải Âu và ông Trần Vũ Hoài.

Ông Hoàng Hải Âu hiện là Chủ tịch Hoang Gia Media Group, Tổng đạo diễn chương trình CEO-Chìa Khoá Thành Công, Chủ tịch CLB CEO-Chìa Khóa Thành Công còn ông Trần Vũ Hoài là Phó Chủ tịch Phụ trách Đối ngoại Tập đoàn Unilever Việt Nam.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề tư vấn chiến lược truyền thông, thương hiệu và đã từng có những chiến dịch thành công cho Water Silk, Bia Hà Nội, May10,… ông Hoàng Hải Âu cho rằng, làm thương hiệu và truyền thông luôn đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, thậm chí rất nhiều tiền. Nhiều ngành hàng, nhãn hàng thường xuyên bỏ lượng tiền khổng lồ để truyềng thông thương hiệu và thành công.

Thực tế cho thấy doanh số và sự phổ biến của thương hiệu tỷ lệ thuận với chi phí truyền thông, quảng cáo (trừ trường hợp làm sai). Tuy nhiên, hiệu quả đó tỷ tệ thuận theo cấp số cộng hay cấp số nhân thì lại phụ thuộc vào phương pháp và chất lượng làm truyền thông thương hiệu.

Mô hình kinh tế chia sẻ trong xây dựng thương hiệu
Ông Hoàng Hải Âu, Chủ tịch Hoangia Media Group, Tổng đạo diễn chương trình CEO-Chìa khoá thành công

Một trong những phương pháp truyền thông hiệu quả nhất hiện nay là “Truyền thông theo phương pháp tác động tiềm thức vô thức” hay còn gọi là “Giải pháp thị trường qua tâm lý cộng đồng”.

Năm 2001, Bia Hà Nội đã dùng phương pháp này để đẩy Tiger Beer ra khỏi thị trường miền Bắc. Còn họ, từ một doanh nghiệp có sản lượng 35 triệu lít/năm thành một ông lớn trong ngành bia, nước giải khát có sản lượng hơn 600 triệu lít bia/năm như hiện nay.

Hay thương hiệu giấy Watersilk, cũng bằng phương pháp đó để vực dậy một nhà máy trên bờ vực phá sản để trở thành Top 2 thương hiệu giấy tissue dẫn đầu thị trường suốt mười mấy năm qua.

Theo ông Hoàng Hải Âu, một số doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam thì đã có nhận thức khá tốt, đang tích cực đầu tư cho thương hiệu một cách mạnh mẽ và khá bài bản.

Số còn lại, nhất là khối SME thì còn khá mơ hồ. Và nếu ý thức được về giá trị, sức mạnh của thương hiệu, thì cái nhìn của họ thường ngắn hạn, vụn vặt. Rất hiếm doanh nghiệp có được tầm nhìn khái quát và dài hạn. 

“Đối với những các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là doanh nghiệp khởi lập, xây dựng nhân hiệu sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn so với xây dựng thương hiệu công ty. Nhân hệu cũng như thương hiệu, phải bắt đầu từ giá trị cốt lõi. Với doanh nghiệp đó là sản phẩm có giá trị đích thực, với nhân hiệu đó là nhân cách và trình độ chuyên môn", chủ tịch Hoang Gia Media Group cho biết.

"Để xây dựng thành công thương hiệu hay nhân hiệu, đều phải làm tốt hoạt động truyền thông. Phải xác định đúng đối tượng, xây dựng đúng hệ thống đặc tính thương hiệu, lựa chọn đúng thông điệp và hệ thống thông tin cốt lõi. Và cuối cùng, xác lập và khai thác hiệu quả các kênh truyền thông hữu hiệu", ông Hoàng Hải Âu nói.

Chia sẻ quan điểm về việc xây dựng nhân hiệu, ông Trần Vũ Hoài cho rằng: Cộng đồng doanh nhân Việt Nam, bất kì ai cũng có tư chất riêng, nhưng làm sao phải nuôi dưỡng, rèn luyện tư chất đó để hướng tới sự bền vững, thay vì tâm lý lướt sóng, ăn sổi. 

"Việc xây dựng thương hiệu bền vững cho một vị CEO đó là đi từ sự chân thành của bản thân”, ông Trần Vũ Hoài nói.

Buổi mạn đàm trở nên đặc biệt thú vị, khi các doanh nghiệp SME đặt ra câu hỏi về ngân sách làm truyền thông. Sau những tranh luận và giải pháp, các doanh nhân của CLB CEO-Chìa Khóa Thành Công nhận định rằng cần dựa vào mô hình kinh kinh tế chia sẻ.

Nếu các hoạt động của câu lạc bộ, các chương trình “CEO - Những câu chuyện thật” càng được truyền thông rộng rãi, các hội viên càng dễ định vị nhân hiệu của mình, để từ đó tương hỗ cho thương hiệu của doanh nghiệp thông qua các buổi CAFÉ CEO, Mạn đàm CEO và đặc biệt các chương trình CEO Chìa Khóa Thành Công hàng tuần trên sóng truyền hình. Vấn đề còn lại là “chuẩn bị nội dung độc đáo để xuất sắc và khác biệt”.

Sau hơn 3 tháng chính thức ra mắt CLB CEO-Chìa Khóa Thành Công đã có nhiều hoạt động hữu ích cho cộng đồng doanh nhân, đặc biệt là các hội viên. Đã có hơn 10 sự kiện được tổ chức ở 2 miền Nam Bắc gồm có workshop, ghi hình CAFÉ CEO và Mạn đàm CEO với sự tham gia của gần 1.000 lượt khách mời và doanh nhân. Các hoạt động trên đều được hội viên CLB và cộng đồng doanh nhân đánh giá cao về ý nghĩa và tính thiết thực về sự chia sẻ.
Tại buổi mạn đàm ngày 15/12, CLB cho biết quỹ truyền thông đã đạt con số 280 triệu và tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây là một tin vui cho các hội viên của CLB CEO Chìa Khóa Thành Công, một tổ chức doanh nhân được dẫn dắt bởi VTV và do VCCI bảo trợ.

Doanh nghiệp Việt thiếu gì để trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới?

Doanh nghiệp Việt thiếu gì để trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới?

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Theo ông Shanmuga Retnam, Giám đốc điều hành AiCM, Tổ chức Fundacion Metropoli (chuyên tư vấn xây dựng thương hiệu), dù có một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu hoàn hảo nhưng lơ đãng trong quản lý các điểm tiếp xúc với khách hàng thì toàn bộ chiến lược đó sẽ đổ bể.
Doanh nghiệp Việt thiếu gì để trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới?

Doanh nghiệp Việt thiếu gì để trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới?

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Theo ông Shanmuga Retnam, Giám đốc điều hành AiCM, Tổ chức Fundacion Metropoli (chuyên tư vấn xây dựng thương hiệu), dù có một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu hoàn hảo nhưng lơ đãng trong quản lý các điểm tiếp xúc với khách hàng thì toàn bộ chiến lược đó sẽ đổ bể.
TH true MILK và định vị thương hiệu từ chữ THẬT

TH true MILK và định vị thương hiệu từ chữ THẬT

Doanh nghiệp -  5 năm

Làm sữa bột pha lại thì có lãi ngay nhưng tôi không làm mà chọn con đường đầu tư dài hạn là chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa tươi sạch cho người tiêu dùng. Tới giờ, tôi tự hào thấy người tiêu dùng đã có “lãi” là được sử dụng sản phẩm sữa tươi tốt nhất từ đồng đất quê mình. Đó là tâm sự của bà Thái Hương- Nhà sáng lập tập đoàn TH.

‘Sản phẩm không tốt đừng mơ tưởng chuyện làm thương hiệu’

‘Sản phẩm không tốt đừng mơ tưởng chuyện làm thương hiệu’

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Có những ý tưởng xây dựng thương hiệu đi song hành với ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp ngay từ ban đầu nhưng cũng có những thương hiệu được hình thành dựa trên chiến lược định vị đã xây từ trước.

Chỉ 20% số doanh nghiệp Việt đầu tư cho xây dựng thương hiệu

Chỉ 20% số doanh nghiệp Việt đầu tư cho xây dựng thương hiệu

Tiêu điểm -  5 năm

Nhiều sản phẩm Việt được ưa chuộng và nổi tiếng thế giới nhưng chưa chú ý đến đăng ký nhãn hiệu nên bị chiếm đoạt thương hiệu tại một số thị trường nước ngoài, ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho biết.

Chủ tịch Kềm Nghĩa: 'Xây dựng thương hiệu đã khó, giữ còn khó hơn'

Chủ tịch Kềm Nghĩa: 'Xây dựng thương hiệu đã khó, giữ còn khó hơn'

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Nhân dịp được bầu vào Ban chấp hành Câu lạc bộ Thương hiệu Việt (VBC), ông Nguyễn Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kềm Nghĩa trao đổi với TheLEADER về việc xây dựng sức mạnh cho các thương hiệu trong nước.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  57 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.