Mở lối cho du lịch

Thu Phương Chủ nhật, 13/10/2024 - 08:30

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.

Cầu vàng - Một biểu tượng mới của du lịch Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Anh

Đánh thức những vùng đất mới

Mới đây, Flamingo Holdings đã làm cho cả ngành du lịch bất ngờ khi cho ra mắt trung tâm đón tiếp khu du lịch Tân Trào Destination Centre vào đầu năm 2024. Đặc biệt hơn, đây chỉ là một phần trong dự án Thành phố di sản 5 sao Flamingo Heritage Tân Trào City mà họ đang đầu tư mạnh mẽ tại Tuyên Quang. Dự án này hứa hẹn sẽ trở thành một điểm nhấn mới trên bản đồ du lịch Việt Nam, với quy mô gần 25 ha và khoảng 2.000 phòng đón khách.

Trước khi Flamingo đến, Tân Trào được biết đến với di tích cách mạng và văn hóa phong phú, nhưng gần như không có dấu chân của du khách ngoài những chuyến đi trong ngày. Sự hiện diện của Flamingo không chỉ giải quyết bài toán lưu trú cho du khách mà còn mở ra cơ hội phát triển vô cùng lớn cho cả khu vực, nơi đã từ lâu chưa được khai thác đúng mức. Đây chính là điều mà Flamingo kỳ vọng: khôi phục và nâng tầm giá trị cho một vùng đất đầy tiềm năng.

Câu chuyện tương tự đã diễn ra tại Flamingo Đại Lải cách đây 20 năm, khi một vùng đất vốn ít người biết đến giờ đây trở thành một trong những khu du lịch hàng đầu Việt Nam.

Những dự án như Flamingo Heritage Tân Trào sẽ phần nào góp phần hiện thực hoá chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến năm 2030, với mục tiêu sau sáu năm nữa đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch tương đương 130-150 tỷ USD; đưa Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.

Để đạt được mục tiêu đó, Nhà nước cần tháo gỡ những nút thắt quan trọng về cơ sở hạ tầng, chính sách thị thực, nguồn nhân lực và quảng bá. Trong đó, một trong những điều kiện cần và đủ là phải phát triển được hệ thống cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch thay vì phát triển du lịch chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên.

Nhiều địa phương, thậm chí là những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn như Tuyên Quang, chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú cũng như dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn.

Trung tâm đón tiếp du lịch Tân Trào Destination Centre. Ảnh: Hoàng Anh

Nhìn vào những thay đổi này, ông Hà Văn Siêu, Phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, khẳng định rằng những doanh nghiệp này đã thể hiện sự chủ động, sáng tạo, và nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng mới của ngành du lịch.

Nhờ đó, trên khắp chiều dài đất nước, nhiều điểm đến du lịch mới đã ghi tên mình trên bản đồ du lịch thế giới. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã ngày càng được nâng cấp, hiện đại, đồng bộ, theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Hơn một thập kỷ trước, bãi Bắc Sơn Trà chỉ toàn cây bụi, những dốc đá dựng đứng, một chốn “khỉ ho cò gáy” cho đến khi InterContinental Danang Sun Peninsula Resort ra đời vào năm 2012. Khi đi vào hoạt động, dự án đã ngay lập tức trở thành tâm điểm của truyền thông toàn cầu bởi kiến trúc độc đáo, không gian nghỉ dưỡng sang trọng cùng cơ sở vật chất và tiện ích mang đẳng cấp quốc tế.

Lựa chọn sứ mệnh “người khai mở”, cũng là cách Sun Group khát khao đưa du lịch Việt vươn ra thế giới. Sun Group luôn tìm đến những vùng đất giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng tầm để làm đẹp, làm giàu bằng những công trình ghi dấu ấn vượt thời gian.

Trong thập kỷ qua, Sun Group nổi lên như một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực phát triển du lịch. Những cơ sở lưu trú mới, đẳng cấp không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch mà còn đạt nhiều giải thưởng danh tiếng, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngoài lưu trú, doanh nghiệp này cũng phát triển chuỗi công viên giải trí Sun World tại nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng, Sapa, Hạ Long và xây dựng nhiều hệ thống cáp treo ấn tượng.

Vào thị trường du lịch từ sau những năm 2010, Vingroup đã xây dựng thành công thương hiệu Vinpearl với chuỗi khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp tại các địa điểm du lịch nổi tiếng như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng. Khác với thế hệ các doanh nghiệp đời đầu, các khu nghỉ dưỡng mới này đã tích hợp nhiều tiện ích giải trí đồng bộ như công viên nước, sân golf, spa và dịch vụ lưu trú chất lượng cao.

Hệ thống công viên giải trí VinWonders tại Nha Trang và Phú Quốc đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho cả du khách trong nước và quốc tế. Với các trò chơi hiện đại và các chương trình biểu diễn độc đáo, kiến tạo những điểm đến du lịch đẳng cấp tại Việt Nam.

Ngoài hai ông lớn, rất nhiều các doanh nghiệp đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng như CEO Group, Bim Group, Novaland... đã có đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng lưu trú phục vụ du lịch.

Có thể kể đến như tập đoàn Mường Thanh đã ra đời một chuỗi khách sạn, nhiều địa phương khi ấy còn chưa có tên trên bản đồ du lịch. Từ khách sạn đầu tiên tọa lạc ở Điện Biên Phủ năm 1996, Mường Thanh đã phát triển chuỗi khách sạn cao cấp đạt chuẩn quốc tế với 60 khách sạn thành viên, phủ sóng khắp các địa phương tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Hay như Saigontourist Group, bên cạnh mảng lữ hành, hiện doanh nghiệp này cũng đang sở hữu và quản lý hơn 50 khách sạn và khu nghỉ dưỡng trải dài cả ba miền, với trên 8.000 phòng nghỉ.

Không chỉ du lịch phục vụ số đông, với tinh thần sáng tạo, không ngừng học hỏi và phát triển các lĩnh vực mới tiềm năng, theo ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia, ngay cả các thị trường ngách, các nhóm khách hàng chưa đông nhưng thực sự cần thiết, các doanh nghiệp du lịch Việt cũng phát triển rất thành công.

Trong quá trình phát triển ngành du lịch nghỉ dưỡng cao cấp của Việt Nam, một số doanh nhân tiên phong đã đóng vai trò quan trọng. Đơn cử như ông Trần Trọng Kiên, người sáng lập Thiên Minh Group, đã đưa ra tầm nhìn về du lịch trải nghiệm chất lượng cao và xây dựng thương hiệu Victoria Hotels & Resorts nổi tiếng.

Bên cạnh đó, các phân khúc như du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch golf, du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hoá, du lịch sinh thái... mỗi nhánh đều có các công ty phát triển mở đường.

Các sản phẩm mới này đã góp phần rất lớn vào tô điểm cho bức tranh đa dạng, nhiều sắc màu của du lịch Việt Nam.

Theo ông Siêu, sự phát triển của các dự án, khu nghỉ dưỡng của các doanh nghiệp tiên phong trong ngành du lịch đã mang đến một diện mạo mới cho các địa phương, giúp đánh thức các vùng đất du lịch đầy tiềm năng nhưng còn "ngủ quên" trong suốt một thời gian dài. Chính nhờ đó, ngành du lịch Việt Nam mới có bước phát triển ngày càng mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế và trong nước trong thời gian gần đây.

Ông Hà Văn Siêu, Phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam.

Ông Siêu, nhớ lại, lượng quốc tế tăng nhanh chóng, từ 200.000 lượt vào năm 1990 lên 5 triệu lượt vào năm 2020 và đến 2019 đạt kỷ lục 18 triệu lượt. Không chỉ khách quốc tế, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, khách nội địa của Việt Nam cũng không ngừng tăng mạnh theo thời gian.

Ông Siêu đánh giá, lượng khách quốc tế đến Việt Nam không ngừng tăng do rất nhiều yếu tố thuận lợi. Một mặt là về chính sách ngoại giao mở cửa, làm bạn với các quốc gia trên thế giới, vị thế của Việt Nam không ngừng tăng lên.

Mặt khác, các doanh nghiệp ngành du lịch đã nắm bắt rất kịp thời xu hướng phát triển mới. Chính những tín hiệu rất tích cực về thị trường khách đã đánh thức được những dòng tiền đầu tư vào du lịch.

Quy mô ngành du lịch sau những năm 2000 đã không ngừng được mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Từ sau những năm 1990 các khách sạn cao cấp ở Việt Nam mọc lên rất nhanh.

Không chỉ tại hai trung tâm kinh tế, văn hoá lớn là Hà Nội, TP. HCM, trên phạm vi cả nước, nhiều điểm đến mới như Đà Nẵng Hội An, Nha Trang, Quy Nhơn... đã dần dần được khai mở, nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn đẳng cấp quốc tế đã ra đời.

Từ một vài công ty tiên phong ban đầu, đến nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng du lịch và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo. Nhờ đó, tầm vóc của du lịch Việt Nam ngày càng được khẳng định đối với du khách trong nước và quốc tế.

Không ngại thử thách

Khai mở những vùng đất mới, thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải là rất lớn. Bên cạnh vốn, thủ tục đầu tư, những thách thức từ chính sách, môi trường kinh doanh, thị trường du lịch là những điều doanh nghiệp phải đối mặt.

Khai trương đi vào hoạt động từ đầu năm 2024, từ Tập đoàn CEO đã chứng tỏ bản lĩnh cũng như năng lực khi trở thành doanh nghiệp đầu tiên hoàn thành dự án động lực của Vân Đồn.

Sắc màu mới của du lịch biển Hải Tiến, Thanh Hóa. Ảnh: Hoàng Anh

Sở dĩ phải nhấn mạnh đến bản lĩnh, bởi đầu tư một khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 200 phòng ở Vân Đồn là chặng đường đầy thách thức. Nhất là khi định hướng trở thành khu hành chính – kinh tế đặc biệt bị gác lại, nhiều kế hoạch tham vọng cũng vì thế bỏ dở giữa chừng.

Ngay sau đó, đại dịch Covid-19 như bồi thêm cú đấm cho ngành du lịch Việt Nam. Giữa lúc du lịch gần như tê liệt bởi đại dịch, các khách sạn phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, hầu hết các nhà đầu tư chùn tay.

Cùng với những biến động của thị trường, của nền kinh tế vĩ mô, suốt mấy năm kể từ khi sân bay quốc tế Vân Đồn đi vào hoạt động và sau đó là đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái thông xe, vẫn không có dự án du lịch tiêu chuẩn quốc tế nào đi vào hoạt động ở Vân Đồn, cho đến khi Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn khai trương.

Suốt những năm tháng ấy, dự án triển khai trong bối cảnh cả nước phải giãn cách xã hội do Covid-19. Quy hoạch dự án phải điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển Vân Đồn. Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, giá cả vật liệu và nhân công tăng cao.

Mặc dù không phải vận chuyển vật liệu vất vả như ở Phú Quốc nhưng ông Đoàn Văn Bình, Chủ tịch CEO Group tiết lộ chi phí đầu tư khách sạn ở Vân Đồn cũng cao không kém.

Nguyên nhân là do chi phí đầu tư bị đội lên bởi dưới nền đất là các hang cácxtơ rất phức tạp, đòi hỏi công nghệ và chi phí thi công phần móng cao hơn. Hơn nữa, bãi biển Phú Quốc vẫn giữa nguyên vẻ đẹp nguyên sơ thì tại Vân Đồn, Tập đoàn CEO phải chi hàng trăm tỷ đồng mua cát từ những nơi khác để cải tạo lại bãi biển cho sạch đẹp hơn.

Ông Bình ước tính, cho đến thời điểm này, Tập đoàn CEO đã đổ gần 5.000 tỷ đồng xây dựng các hạng mục của tổ hợp Sonasea Van Don Habour City, trong đó, riêng chi phí đầu tư cho khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden đã suýt soát 1.000 tỷ đồng.

Đằng sau những dự án du lịch đẳng cấp, làm nên thương hiệu và điểm đến mới cho các địa phương, là nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp. Nhưng nếu không có các doanh nghiệp dám đi trước, mở đường, sẽ không có những điểm đến du lịch lớn, làm thay đổi bộ mặt ngành du lịch như hiện nay.

Đến hiện tại, ông Chính vẫn nhớ như in những ngày tháng đầy khó khăn, thách thức của ngành du lịch khi bắt đầu mở cửa ba thập kỷ trước.

Ít ai có thể hình dung được rằng, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch của Hà Nội - Thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hoá lớn của cả nước, nhưng khách sạn lớn nhất lúc bây giờ chỉ có Khách sạn Thắng Lợi, do Cuba xây dựng giúp Việt Nam từ trước năm 1975. Bên cạnh đó, Khách sạn Hoà Bình, Khách sạn Dân chủ cũng là một trong những khách sạn tốt nhất khi đó.

Hạ tầng giao thông cũng là cả một câu chuyện dài như chính thời gian di chuyển. Khi các tuyến đường cao tốc chưa phát triển, việc di chuyển qua sông chủ yếu dùng phà, và một số cầu nhỏ, đi chung với đường xe lửa. Mỗi lần chờ qua phà phải mất hơn một tiếng đồng hồ.

Một địa điểm mà khách du lịch từ Hà Nội hiện nay chỉ mất hai giờ di chuyển thì trước đây, muốn tham quan Vịnh Hạ Long phải đi ô tô mất nguyên một ngày, từ sáng sớm, đến trưa mới đến Hải Phòng và tối mới đến Quảng Ninh, điều kiện đi lại, phương tiện di chuyển rất ngặt nghèo.

Di chuyển bằng đường hàng không khi đó không chỉ đắt đỏ mà còn rất hiếm hoi. Việc mua vé máy bay rất khó khăn. Để xin vé cho một đoàn khách, các công ty du lịch phải chờ, trực hàng tháng trời. Mọi thủ tục đều làm thủ công, qua giấy tờ, vé mua là vé giấy, mất rất nhiều thời gian và công sức.

Nói như vậy để thấy các doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực du lịch đã đóng góp lớn như thế nào cho việc phát triển cơ sở hạ tầng của các điểm đến.

Xây dựng dự án đã khó, vận hành khách sạn còn khó hơn nhiều. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch cũng còn rất yếu và thiếu. Nhiều doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sun Group, CEO Group đã đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực đào tạo nhận sự.

Bên cạnh đó, từ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng phục vụ du lịch, nhiều tập đoàn quản lý vận hành quốc tế đã đặt chân vào Việt Nam như Accor, Marriott International, InterContinental Hotels Group, Wyndham Hotel Group, Best Western, Hilton...

Nhờ các tập đoàn quản lý khách sạn này, từ chỗ yếu, thiếu về nhân sự, quy chuẩn phục vụ du lịch, các doanh nghiệp du lịch trong nước được tiếp xúc và hiểu chuẩn dịch vụ phục vụ du lịch quốc tế.

Khi được hỏi rằng, điều kiện khó khăn từ mọi mặt, tại sao các doanh nghiệp khi đó vẫn quyết tâm theo đuổi việc phát triển du lịch, ông Chính cho rằng, một phần vì các doanh nghiệp có lòng tin rất lớn vào Việt Nam đủ sức hấp dẫn mạnh mẽ du khách.

Thực tế cho thấy, dù điều kiện phục vụ du khách còn nhiều thiếu thốn, chưa chuyên nghiệp, chuẩn hoá về dịch vụ, nhưng khách du lịch đến Việt Nam đều rất yêu thích, mê đắm vẻ đẹp của thiên nhiên, văn hoá, con người.

Mặt khác, nỗ lực của các các doanh nghiệp du lịch là rất lớn. Niềm tin vào sức hút của du lịch Việt Nam và quyết tâm từng bước chuẩn hoá sản phẩm phục vụ là điều đã thôi thúc các doanh nghiệp không ngừng phát triển, tiến về phía trước.

Giống như việc khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn khai trương đã mở ra cơ hội, vận hội mới cho Vân Đồn "cất cánh”, trở thành trung tâm du lịch biển - đảo cao cấp như định hướng Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Chủ tịch Tập đoàn CEO Đoàn Văn Bình cũng ví Vân Đồn như “mỹ nữ ngủ quên” và chờ “những chàng hoàng tử đến đánh thức". Trước đó, mặc dù có thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá đặc sắc, con người mến khách và ẩm thực đa dạng, nhưng Vân Đồn chưa thể níu chân du khách ở lại dài ngày do không có cơ sở lưu trú chất lượng.

Chung tay thực hiện khát vọng trở thành cường quốc du lịch

Không chỉ phát triển về hạ tầng lưu trú, chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường hàng không cũng đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của ngành du lịch.

Những người tưởng chừng ít liên quan đến du lịch là các hãng hàng không, nhưng lại đóng góp rất lớn vào phát triển du lịch Việt Nam.

Nếu như trước đó, di chuyển bằng đường hàng không vô cùng khan hiếm và đắt đỏ, thì từ cuối năm 2011, sự ra nhập thị trường của Vietjet, hãng hàng không thứ tư của Việt Nam, chỉ sau Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vasco với ý tưởng từ bà Nguyễn Thị Phương Thảo thành lập một hãng hàng không giá rẻ, đã thay đổi hoàn toàn cục diện ngành hàng không.

Bà Nà Hills là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách bởi những công trình ấn tượng cùng những hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn. Ảnh: Hoàng Anh

Vietjet là hãng hàng không thế hệ mới dẫn đầu cuộc cách mạng trong ngành hàng không Việt Nam, khu vực và thế giới. Với khả năng quản lý chi phí, khai thác, vận hành, Vietjet mang tới cơ hội bay với chi phí tiết kiệm, linh hoạt, cung cấp đa dạng dịch vụ cho người dân, mở ra cơ hội bay giá rẻ cho những người có thu nhập ở mức thấp, chưa từng được tiếp cận với hàng không đắt đỏ trước đó.

Từ đây, hoạt động du lịch bằng đường hàng không ngày càng phát triển. Việc di chuyển dễ dàng bằng đường hàng không, khiến các điểm đến trong nước ngày càng thu hút du khách nội địa và nước ngoài.

Không chỉ tiên phong mang lại cơ hội bay giá rẻ cho người dân, Vietjet còn là một trong những đơn vị đi đầu trong mở rộng thị trường khách quốc tế. Sau đại dịch, khi khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam bị hạn chế, hãng hàng không này đã chuyển hướng khai thác mạnh mẽ nguồn khách từ Úc, Ấn Độ, đưa Ấn Độ trở thành thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam, giúp du lịch và hàng không cùng song hành phát triển.

Trong bối cảnh ngành du lịch còn nhiều thách thức sau dịch bệnh, nhưng nhiều doanh nghiệp du lịch vẫn tiếp tục đầu tư, xây dựng, làm mới các khu, điểm du lịch trên cả nước.

Theo ông Siêu, ngay cả trong khó khăn, nhưng nhiều nhà đầu tư lớn đã, đang và tiếp tục tính toán những dự án mới, bổ sung nguồn cung sản phẩm, dịch vụ cho ngành du lịch để đón đầu dòng khách bùng nổ sau dịch.

Tuy số lượng các doanh nghiệp tư nhân lớn trong lĩnh vực du lịch chưa nhiều nhưng họ đã mang sứ mệnh người kiến tạo, hình thành lên những khu nghỉ dưỡng sang trọng đẳng cấp hàng đầu thế giới, những quần thể nghỉ dưỡng, giải trí quy mô lớn cung cấp hoàn chỉnh các dịch vụ cho du khách từ ăn, nghỉ, vui chơi giải trí, tham quan… nhằm kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của du khách. Càng nhiều quần thể du lịch quy mô lớn, Việt Nam càng có cơ hội thu hút thêm nhiều du khách và đường đến mục tiêu trở thành một cường quốc du lịch sẽ ngày càng gần hơn.

Bài viết nằm trong Đặc san Nhà Quản Trị xuất bản tháng 10/2024 nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Đặc san dày 160 trang, khổ 23x29cm, giá bán 150.000 đồng. Để đặt mua Đặc san, xin liên hệ Tạp chí điện tử Nhà Quản Trị - TheLEADER.
Tòa soạn
Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3244 4359
Văn phòng đại diện TP.HCM
Lầu 2, tòa nhà VNO, số 29 Huỳnh Văn Bánh, phường 17, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: (08) 8670 8817

Những hòn đảo thiên đường bắt tay vào 'xanh hóa' ngành du lịch

Những hòn đảo thiên đường bắt tay vào 'xanh hóa' ngành du lịch

Phát triển bền vững -  3 tuần
Sử dụng năng lượng tái tạo, ưu tiên phương tiện giảm khí thải carbon…, nhiều hòn đảo đang chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với sinh thái xanh.
Những hòn đảo thiên đường bắt tay vào 'xanh hóa' ngành du lịch

Những hòn đảo thiên đường bắt tay vào 'xanh hóa' ngành du lịch

Phát triển bền vững -  3 tuần
Sử dụng năng lượng tái tạo, ưu tiên phương tiện giảm khí thải carbon…, nhiều hòn đảo đang chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với sinh thái xanh.
Tổ chức triển lãm về đổi mới sáng tạo ngành du lịch - khách sạn

Tổ chức triển lãm về đổi mới sáng tạo ngành du lịch - khách sạn

Nhịp cầu kinh doanh -  3 tuần

Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn Horecfex Việt Nam 2024 diễn ra từ 23 - 24/9, tại Đà Nẵng.

Du lịch ngổn ngang sau bão số 3

Du lịch ngổn ngang sau bão số 3

Tiêu điểm -  1 tháng

Một số khách sạn thiệt hại nhẹ đã hoạt động trở lại, trong khi những nơi bị tàn phá nghiêm trọng sẽ mất vài tháng để sửa chữa, khôi phục lại trạng thái bình thường.

Du lịch dưới tán rừng: Đường đi sáng tỏ vẫn cần hướng dẫn

Du lịch dưới tán rừng: Đường đi sáng tỏ vẫn cần hướng dẫn

Tiêu điểm -  1 tháng

Những khó khăn, vướng mắc pháp lý đối với dự án du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí dưới tán rừng đã được Nghị định số 91/2024/NĐ-CP tháo gỡ.

Mở lối cho du lịch

Mở lối cho du lịch

Tiêu điểm -  11 giây

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.

VNG xây cầu nối chuyển đổi số quốc gia

VNG xây cầu nối chuyển đổi số quốc gia

Doanh nghiệp -  15 phút

Với mục tiêu đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia, VNG sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu và sáng tạo các sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn.

VinFast huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu

VinFast huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu

Doanh nghiệp -  30 phút

Huy động vốn và tái cấu trúc các khoản vay là hoạt động quan trọng của VinFast trong những năm tới.

 Kích hoạt sức mạnh doanh nghiệp tư nhân

Kích hoạt sức mạnh doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  30 phút

Doanh nghiệp tư nhân đang rất cần được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, vượt qua khó khăn.

Giờ là lúc kể câu chuyện hoàn toàn mới về doanh nhân

Giờ là lúc kể câu chuyện hoàn toàn mới về doanh nhân

Leader talk -  40 phút

Môi trường kinh doanh thực sự thân thiện, an toàn sẽ thuyết phục hàng triệu doanh nhân toàn tâm, toàn ý phát huy hết năng lực, tiên phong đổi mới sáng tạo trên quê hương mình, tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước.

Doanh nhân với sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nhân với sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Leader talk -  1 giờ

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sứ mệnh lớn lao phải được đặt lên vai các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn tư nhân lớn, những doanh nghiệp dân tộc.

Trí tuệ nhân tạo từ Việt Nam ra thế giới

Trí tuệ nhân tạo từ Việt Nam ra thế giới

Leader talk -  1 giờ

Bắt đầu bằng những nỗ lực trong lĩnh vực y tế, VinBrain đang từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam với thế giới thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.