Du lịch dưới tán rừng: Đường đi sáng tỏ vẫn cần hướng dẫn

Phương Linh Thứ sáu, 06/09/2024 - 13:16

Những khó khăn, vướng mắc pháp lý đối với dự án du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí dưới tán rừng đã được Nghị định số 91/2024/NĐ-CP tháo gỡ.

Phối cảnh dự án Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí số 13 thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo do Công ty CP Sông Hồng Tam Đảo và Công ty CP Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô đề xuất. Ảnh: Báo cáo ĐTM

Cởi trói cho du lịch dưới tán rừng

Theo đuổi nhiều dự án du lịch dưới tán rừng trong những năm qua nhưng hầu hết bế tắc, ông Nguyễn Thành Nam, Chủ tịch Công ty CP Tư vấn quy hoạch và lâm nghiệp Việt Nam, giờ như được "cởi trói".

Nghị định 91/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp vừa được ban hành, được ông Nam đánh giá là sẽ tạo thuận lợi cho các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng dưới tán rừng.

Trước đây, do "chưa tỏ đường đi, lối về", các doanh nghiệp loay hoay không biết phát triển dự án từ đâu, bắt đầu như thế nào. "Nhưng nay mọi thứ đã dần sáng tỏ hơn", ông Nam nhìn nhận.

Việc triển khai thực hiện Nghị định 156 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, như chưa có quy định về điều chỉnh diện tích và phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng, điều chỉnh diện tích rừng phòng hộ hoặc chuyển loại giữa các khu rừng đặc dụng.

Nghị định số 156 chưa có quy định cụ thể về lập, thẩm định, phê duyệt dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; diện tích được xây dựng các công trình phục vụ kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng; lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng.

Pháp luật quy định trình tự, thủ tục về giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, nhưng việc triển khai trên thực tế rất khó khăn, do chưa có sự thống nhất về thủ tục hành chính giữa giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng.

Các quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng còn bất cập, chưa giải quyết hết được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Theo ông Nam, Nghị định 156 chưa có quy định cụ thể về việc cho thuê môi trường rừng, lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng. Thậm chí, chưa có định nghĩa dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí trong rừng.

Ông Nam đánh giá nghị định mới sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các dự án du lịch sinh thái trong rừng cũng như phân quyền cụ thể cho các địa phương trong việc phát triển dự án.

Đường đi sáng tỏ

Nghị định 91 đã sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa các quy định tại Luật Lâm nghiệp; đồng thời điều chỉnh một số quy định hiện hành để giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn, bổ sung những quy định mới đã được thực tiễn kiểm nghiệm.

Nghị định mới đã có định nghĩa rõ ràng, dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí dưới tán rừng là dự án đầu tư, có sử dụng môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Các dự án có cấu phần xây dựng được thực hiện theo pháp luật về xây dựng. Các dự án không có cấu phần xây dựng được thực hiện theo pháp luật liên quan.

Nghị định mới cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện đề án, dự án và quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng.

Việc quản lý hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng, nghị định đã quy định cụ thể nội dung, trình tự phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí trong rừng; phân cấp thẩm quyền phê duyệt ở địa phương từ UBND cấp tỉnh bằng chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Nghị định mới bổ sung quy định cụ thể hơn trong việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng về nội dung, thủ tục, cách thức thực hiện, tính điểm.

Chủ dự án thuê môi trường rừng không phải thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trên diện tích thuê môi trường.

Các hoạt động xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng cũng được quy định cụ thể, thông qua quy định về quy mô, tỷ lệ phần trăm được phép xây dựng công trình trong các loại rừng và từng phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng.

Việc cấp giấy phép xây dựng cho các công trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng dưới tán rừng đã có hành lang pháp lý để thực hiện thay vì chưa có quy định như trước đây.

Đáng chú ý, với các quy định mới, việc chuyển mục đích sử dụng rừng không còn thuộc thẩm quyền của Chính phủ mà thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng chỉ còn một cấp là hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng; không phân biệt về quy mô diện tích rừng để trình các cấp khác nhau.

Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương hội đồng nhân dân cấp tỉnh đơn giản về hồ sơ, giảm thời gian thực hiện từ 50 ngày xuống 35 ngày.

Nghị định mới cũng quy định cụ thể về vị trí của các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái có sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

Vẫn còn băn khoăn

Những quy định mới của Nghị định 91 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn rất lớn cho các dự án du lịch dưới tán rừng, song ông Nam cho rằng, vấn đề vướng mắc hiện nay là khâu thực thi.

"Nhiều địa phương còn lúng túng với các quy định mới được ban hành", ông Nam nói.

Để giải quyết vấn đề này, ông Nam khuyến nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có văn bản hướng dẫn để các địa phương hiểu rõ hơn về các quy trình thủ tục để để thực hiện.

Các địa phương cũng cần cử nhân sự tham gia nghiên cứu kỹ Nghị định 91. Trong trường hợp có các vướng mắc, địa phương cần yêu cầu làm rõ, để sớm triển khai nghị định vào thực tiễn.

Với nghị định mới, ông Lê Tuấn Long, Tổng giám đốc Plan8 cũng cho rằng, hành lang pháp lý đối với việc phát triển các dự án du lịch dưới tán rừng đã rõ ràng, thuận lợi hơn nhiều so với các quy định cũ.

Ông Long nhìn nhận đây là xu hướng phát triển đúng đắn, bởi Việt Nam sở hữu tài nguyên rừng rất lớn, nhiều thắng cảnh đẹp, điểm đến tham quan hấp dẫn. Du lịch sinh thái gắn với núi rừng và trải nghiệm văn hoá bản địa cũng đang là xu hướng rất được du khách ưa chuộng, bên cạnh du lịch biển đã phát triển từ lâu.

Việc nương vào rừng để làm du lịch là xu hướng tất yếu, giúp nâng cao nguồn tài chính cho chủ rừng, mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, theo ông Long, cần có quy hoạch phát triển rõ ràng và cơ sở pháp lý cụ thể để đảm bảo cả hai mục tiêu, vừa phát triển du lịch sinh thái rừng, vừa bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên rừng không bị xâm hại.

Khác với các hình thái du lịch khác, du lịch gắn với rừng là một vấn đề rất nhạy cảm, từng bị dư luận phản đối gay gắt do lo ngại những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của rừng. Do đó, việc mở cửa rừng làm du lịch cần rất cẩn trọng.

Thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng theo quy định mới được phân cấp cho địa phương, không còn do Thủ tướng quyết định như trước đây. Tuy nhiên, cần một hành lang pháp lý chặt chẽ để tránh việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng một cách ồ ạt, gây mất rừng.

Các doanh nghiệp, người dân dựa vào rừng để phát triển du lịch, cần đảm bảo ít gây tác động nhất đến môi trường rừng, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, các loài động thực vật, nguồn nước đầu nguồn...

Du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng: Đường đi bớt chông gai

Du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng: Đường đi bớt chông gai

Leader talk -  2 tuần
Nghị định 91 sẽ tháo gỡ những vướng mắc pháp lý đeo đẳng các dự án du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí dưới tán rừng .
Du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng: Đường đi bớt chông gai

Du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng: Đường đi bớt chông gai

Leader talk -  2 tuần
Nghị định 91 sẽ tháo gỡ những vướng mắc pháp lý đeo đẳng các dự án du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí dưới tán rừng .
Từ phục hồi rừng đến lợi nhuận: Mô hình kinh tế bền vững

Từ phục hồi rừng đến lợi nhuận: Mô hình kinh tế bền vững

Phát triển bền vững -  1 tháng

Phục hồi rừng nhiệt đới không chỉ tái sinh sự sống mà còn mở ra một hướng đi mới cho phát triển kinh tế, biến thiên nhiên thành nguồn lợi nhuận lâu dài và bền vững.

Trung tâm mới của Nha Trang có gì thu hút du khách quốc tế?

Trung tâm mới của Nha Trang có gì thu hút du khách quốc tế?

Bất động sản -  1 tháng

Quần thể đô thị biển Libera Nha Trang sở hữu loạt lợi thế vượt trội về vị trí, không gian trải nghiệm, tiện ích 5 sao đang là điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.

Cho thuê rừng làm du lịch: Phát hiện nhiều sai sót tại Kiên Giang

Cho thuê rừng làm du lịch: Phát hiện nhiều sai sót tại Kiên Giang

Tiêu điểm -  7 tháng

Kiểm toán Nhà nước đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang rà soát, xử lý các sai sót xảy ra tại địa phương trong hoạt động quản lý cho thuê rừng, trồng rừng thay thế.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Doanh nghiệp -  1 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  1 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  6 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  6 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  6 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  6 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  23 giờ

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.