Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Theo PVN, đang tồn tại một số khó khăn có khả năng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Thuộc danh mục các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí, dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất có mục tiêu nâng công suất chế biến dầu thô từ 6,5 triệu tấn/năm lên 7,5 triệu tấn/năm.
Được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 5/2023, dự án do Công ty CP lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 1,26 tỷ USD, tiến độ hoàn thành dự kiến vào quý I/2028.
Mới đây, PVN (nắm giữ hơn 92% vốn điều lệ của chủ đầu tư Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn) vừa cho biết một số vướng mắc liên quan tới dự án này.
Đầu tiên, ngành lọc dầu đang đối mặt với nhiều thách thức như: xu hướng chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu có xu hướng giảm, dẫn đến dư thừa công suất lọc dầu, cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường dầu thô và sản phẩm lọc dầu biến động bất thường, khó dự báo.
Trở lực thứ hai, nếu không có các chính sách ưu đãi hỗ trợ, các dự án nâng cấp chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu về môi trường có hiệu quả đầu tư thấp.
Đặc biệt, việc triển khai các dự án lọc hóa dầu theo quy định Việt Nam hiện hành về trình tự thực hiện, các bước thiết kế vẫn còn một số vấn đề chưa đồng bộ với thông lệ quốc tế.
Do đó, với đặc thù các bước thiết kế (thường do tư vấn, nhà thầu nước ngoài lập theo thông lệ quốc tế), việc triển khai các khâu tiếp theo của dự án này cũng như công tác thẩm tra, thẩm định… có khả năng bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể dự án.
Phó tổng giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn cũng cho biết, sau khi dự án được Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh chủ trương, BSR đã cập nhật tiến độ dự án, xây dựng phương án tối ưu để rút ngắn các bước thực hiện công việc nhằm đảm bảo hoàn thành, đưa dự án vận hành vào quý I/2028.
Tháng 8 vừa qua, BSR phát hành hồ sơ mời thầu gói tư vấn lập FS cho dự án. Đồng thời, BSR đã được các bộ, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn thủ tục về báo cáo đánh giá tác động môi trường, giải pháp PCCC, chấp thuận độ cao tĩnh không.
Liên quan tới thu xếp vốn – từng được coi là nút thắt lớn nhất của dự án, PVN cho biết, BSR đang triển khai ký cam kết bảo mật thông tin (NDA) với các ngân hàng có thư quan tâm. Đồng thời, Lọc hóa dầu Bình Sơn cũng đã gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án cho các ngân hàng hoàn thành ký NDA để thẩm định.
Cùng với đó, BSR tiếp tục làm việc với các ngân hàng lớn trong nước để tìm kiếm các nguồn tài trợ vốn vay và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nguồn vay nước ngoài.
Về vấn đề này, PVN đề nghị Phó Thủ tướng xem xét chấp thuận cho ngân hàng trong nước tăng hạn mức để cho vay, cấp bảo lãnh đối với dự án và được giải ngân ngoại tệ cho dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất.
Như TheLEADER thông tin, dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất được Thủ tướng và Tập đoàn dầu khí Việt Nam chấp thuận, phê duyệt hồi tháng 12/2014, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cấp chứng nhận đăng ký đầu tư tháng 6/2016; Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là nhà đầu tư thực hiện.
Theo đó, dự án xác định công suất nâng từ 148.000 thùng/ngày lên 192.000 thùng/ngày, tổng vốn đầu tư khoảng 1,81 tỷ USD (vốn góp/vốn vay tương ứng tỷ lệ 30/70), tiến độ đưa vào vận hành trước năm 2022.
Tuy nhiên, phải đến hơn 8 năm sau, dự án mới chính thức được nhận quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư vào tháng 5 vừa qua. Nút thắt thủ tục pháp lý đã được tháo gỡ, nhưng vốn đầu tư khoảng 1,26 tỷ USD vẫn là một bài toán khó giải đối với dự án này với đích hoàn thành vào năm 2028.
Khoảng 8 năm nay (từ khi được phê duyệt), dự án vấp phải nhiều khó khăn trước khi được chấp thuận điều chỉnh như vừa nêu.
Điển hình như: công tác tạo lập mặt bằng triển khai; quy định về giá xăng dầu tại Nghị định 95 năm 2021; Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với ô tô (việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 đối với các loại xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới từ 1/1/2022 theo Quyết định 49/2011/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ xăng dầu của NMLD Dung Quất)…
Đặc biệt, dự án được đòi hỏi có bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay phục vụ dự án. Vấn đề này đã được chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ‘kêu’ tới Chính phủ từ 6 năm trước. Thời điểm đó, vì lý do nợ công đạt trần, dự án sẽ rất khó được Chính phủ cấp chủ trương bảo lãnh cho phần vốn vay theo đề nghị của BSR. Đồng thời, các ngân hàng lớn trong nước đều đòi hỏi "phải có bảo lãnh của Chính phủ" thì mới cho vay thực hiện dự án…
Thậm chí, cơn khát vốn của dự án còn khiến tỉnh Quảng Ngãi xin Chính phủ cơ chế thuế riêng cho BSR, đó là không thực hiện thu thuế điều tiết 7% đối với BSR giai đoạn 2018-2022 (nhằm tránh ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, thu ngân sách, cũng như quá trình cổ phần hoá tại doanh nghiệp, tạo cạnh tranh bình đẳng với nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ngay tại thị trường nội địa).
Trước đó, BSR từng cho biết nút thắt lớn nhất dẫn tới tình trạng dự án “giậm chân tại chỗ” là cạn dòng tiền, bởi không có sự bảo lãnh về vốn vay của Chính phủ. Tháng 10/2022, PVN và BSR (với sự hỗ trợ của ngân hàng SMBC) đã làm việc với các ECA và ngân hàng thương mại nước ngoài về kế hoạch thu xếp vốn cho dự án trong giai đoạn tiếp theo.
Các tổ chức ECA gồm: SACE (Ý), KSURE, KEXIM (Hàn Quốc), JBIC (Nhật), Hermes (Đức); các ngân hàng, J.P.Morgan (Mỹ), Societe Generale (SG) – Pháp, Landesbank Baden-Wuerttemberg (LBBW) - Đức,...
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.