Nông sản xuất siêu hơn 8 tỷ USD
Sáu tháng đầu năm, xuất siêu nông sản đạt gần 8,3 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đang ở quy mô khoảng gần gấp đôi và được dự báo có thể gấp ba lần GDP trong thời gian tới, đặt ra nhiều câu hỏi rằng, liệu nội lực của nền kinh tế có đủ đáp ứng?
Việt Nam thường được nhận định là có độ mở của nền kinh tế lớn do quy mô xuất nhập khẩu cao hơn nhiều so với GDP. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Minh Cường, Vụ Kinh tế xã hội Liên hợp quốc (UN DESA), nền kinh tế của Việt Nam không thực sự mở.
Lý giải cho quan điểm này, ông Cường phân tích bốn yếu tố thị trường cơ bản là bất động sản, lao động, vốn và khoa học công nghệ, với nền tảng là cộng đồng doanh nghiệp.
Cả bốn thị trường nền tảng này tại Việt Nam đều đang gặp nhiều nút thắt, doanh nghiệp chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, thể hiện cho nội lực của nền kinh tế vẫn chưa mạnh và chưa có khả năng bắt kịp so với quy mô thương mại.
Kể từ khi bắt đầu triển khai Đổi mới, mở cửa nền kinh tế, Việt Nam áp dụng mô hình giống như Trung Quốc, tức là mở cửa thương mại trước, tiếp sau đó là lĩnh vực tài chính, ngân hàng và một số lĩnh vực khác.
Thực tế cho thấy, mô hình mở cửa này giúp Việt Nam có được những bước tiến vượt bậc, như giai đoạn thập niên 1980 đã trở thành một quốc gia xuất khẩu lương thực, tiếp đó quy mô thương mại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài không ngừng được mở rộng và đóng góp tích cực vào tăng trưởng.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia kinh tế, mô hình này đã đến giai đoạn khai thác hết. Do đó, nếu thương mại quốc tế mở rộng đạt đến quy mô gấp ba lần GDP như một số dự báo, nền kinh tế Việt Nam khó có thể đáp ứng do thiếu nội lực. Hệ quả thậm chí có thể là một sự đổ vỡ về mặt hệ thống vì không quản lý nổi quy mô thương mại tăng trưởng quá nhanh.
Ông Cường cho biết, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn, bao gồm bắt đầu Đổi mới từ năm 1986, giai đoạn bắt kịp vào trước những năm 2000, giai đoạn hội nhập vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI khi gia nhập WTO, ký kết một số hiệp định thương mại và giai đoạn tăng tốc từ sau khủng hoảng kinh tế 2008.
Giai đoạn tiếp theo là thời điểm quan trọng để Việt Nam củng cố lại chất lượng tăng trưởng, tăng cường nội lực của nền kinh tế. Làm được điều này đòi hỏi những thiết chế rõ ràng để thị trường phát huy năng lực tự điều tiết, thay vì chỉ phụ thuộc vào vai trò điều phối của Nhà nước.
Trên thực tế, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cũng khó tăng trưởng quy mô thương mại nếu không củng cố được nội lực, lấy đơn cử như ngành hàng dệt may.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết, Mỹ đã ban hành đạo luật cấm các sản phẩm dệt may có nguồn gốc từ bông Tân Cương để bảo vệ lao động cưỡng bức.
Điều này dẫn đến vụ việc năm 2023, có lô hàng trị giá hàng chục triệu USD bị giam tại cảng của Mỹ bởi doanh nghiệp không biết vải trong đó có xuất sứ từ sợi bông Tân Cương.
Ngoài ra, việc không tự chủ được nguyên liệu sản xuất cũng khiến doanh nghiệp dệt may khó tận dụng được ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do.
Ông Giang cho biết, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu đến 16 tỷ USD nguyên liệu dệt may, đồng thời kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thúc đẩy thực thi Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó có nội dung kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp dệt nhuộm để tự chủ nguyên vật liệu.
Hoặc như đối với ngành điện tử, thiếu nội lực cũng khiến Việt Nam vụt mất nhiều cơ hội lớn. Ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), cho biết, phía Mỹ mong muốn thí điểm triển khai một sáng kiến về xây dựng chuỗi cung ứng điện tử tại Việt Nam, nằm trong cam kết triển khai đối tác chiến lược toàn diện.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Việt Nam chưa sẵn sàng đón nhận cơ hội này do chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Ông Thành nhìn nhận, sự thiếu sẵn sàng khiến Việt Nam đang “biến cơ hội thành thách thức”.
Sáu tháng đầu năm, xuất siêu nông sản đạt gần 8,3 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo sẽ cán mốc 7 – 7,5 tỷ USD, thiết lập kỷ lục mới.
Đại diện các doanh nghiệp cảng, hãng tàu, kho bãi khẳng định số lượng vỏ container cũng như các hoạt động vận chuyển đủ khả năng đáp ứng cho thị trường Việt Nam.
Ông Gijae Seong - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling tin rằng, dư địa của kênh xuất khẩu qua thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đang rất lớn, nếu biết tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguyên liệu, năng lực sản xuất, cũng như khả năng tạo điểm nhấn thương hiệu.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.