Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo sẽ cán mốc 7 – 7,5 tỷ USD, thiết lập kỷ lục mới.
Sáu tháng đầu năm, xuất siêu nông sản đạt gần 8,3 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, trong nửa đầu năm, ngành nông nghiệp tăng trưởng tốt, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước và xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Còn theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, nửa đầu năm 2024, nông nghiệp “được mùa, được cả giá”, thể hiện ở một số sản phẩm chủ lực tăng cả về sản lượng lẫn giá bán, thương mại nông sản nhờ đó đạt được nhiều kết quả khả quan.
Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai các đề án thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm và mở rộng ra một số thị trường mới như Trung Đông, châu Phi.
Nửa đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có bảy nhóm nông sản đạt doanh thu xuất khẩu tỷ đô, bao gồm sản phẩm gỗ, cà phê, gạo, rau quả, hạt điều, tôm và cao su.
Về thị trường, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là ba thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất, trong đó xuất khẩu sang Mỹ chứng kiến mức tăng trưởng mạnh lên đến gần 21%, đưa quốc gia này trở thành thành thị trường xuất khẩu nông sản số một của Việt Nam.
Kết quả tích cực sáu tháng đầu năm là tiền đề để ngành nông nghiệp hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nửa cuối năm. Cụ thể, Thứ trưởng cho biết, ngành nông nghiệp phấn đấu xuất khẩu đạt 55 – 56 tỷ USD như mục tiêu được Chính phủ giao.
Nói riêng về mặt hàng lúa gạo, Thứ trưởng Tiến thông tin, dù chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu nhưng sản lượng lúa gạo vẫn tăng nhẹ so với năm ngoài. Về phía thị trường, Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ việc Ấn Độ ngừng xuất khẩu gạo cũng như áp lực nguồn cung ở một số thị trường chủ lực.
Dự kiến, trong sáu tháng cuối năm, trong điều kiện không có dịch bệnh, thiên tai bất thường, lúa gạo hoàn toàn đảm bảo mục tiêu xuất khẩu trên 8 triệu tấn, giá trị 5 tỷ USD trong năm 2024.
Còn ngành thủy sản đang chứng kiến những dấu hiệu phục hồi trở lại sau quãng thời gian dài gặp khó khăn. Tính chung nửa đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 4,4 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ, trong đó một số sản phẩm chứng kiến mức tăng mạnh như cá ngừ tăng gầ 25%, cua ghẹ tăng hơn 72%, thủy sản nhuyễn thể có vỏ tăng gần 32%.
Tháng 6 vừa qua chứng kiến nhiều tin vui cho xuất khẩu thủy sản, bao gồm việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU chứng kiến mức tăng trưởng lên đến 40%, cho thấy triển vọng hết sức tích cực đối với giai đoạn sáu tháng cuối năm.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, xuất khẩu thủy sản đang đi đúng chu kỳ là ổn định trong hai quý đầu năm và kỳ vọng sẽ tăng tốc vào nửa cuối năm. Dự báo, xuất khẩu thủy sản năm 2024 đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo sẽ cán mốc 7 – 7,5 tỷ USD, thiết lập kỷ lục mới.
Tái sử dụng rơm đem lại nhiều giá trị, giúp nâng cao thu nhập cho bà con nông dân so với phương pháp “đốt đồng” thông thường.
Việc Thái Lan và EU tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do có thể khiến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường châu Âu gặp nhiều áp lực.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng giúp Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, đến nay vẫn là bệ đỡ cho nền kinh tế, là nền tảng duy trì an ninh lương thực trong nước và khu vực.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.