Xuất khẩu nông sản thêm áp lực
Việc Thái Lan và EU tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do có thể khiến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường châu Âu gặp nhiều áp lực.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo sẽ cán mốc 7 – 7,5 tỷ USD, thiết lập kỷ lục mới.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả đạt gần 3,5 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng trái sầu riêng ước tính xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD, tăng hơn 70% so với sáu tháng đầu năm 2023.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, hoạt động xuất khẩu rau quả thuận lợi nhờ nhu cầu tăng mạnh tại thị trường truyền thống là Trung Quốc. Nửa đầu năm, xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang thị trường láng giềng này đạt 2,2 tỷ USD, tăng tới 33% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, các thị trường mới tiềm năng cho rau quả Việt Nam như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản cũng chứng kiến mức tăng trưởng khả quan, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng đến gần 58% so với sáu tháng đầu năm 2023.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), dự báo, trong sáu tháng cuối năm, xuất khẩu rau quả tiếp tục có nhiều thuận lợi, trong đó đặc biệt phải kể đến việc Trung Quốc và Việt Nam ký một số nghị định thư mới, mở đường cho sầu riêng đông lạnh, chanh leo, ớt và dừa tươi tiến sang thị trường tỷ dân.
Vinafruit dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm 2024 có thể đạt 7 – 7,5 tỷ USD, thiết lập kỷ lục mới. Nếu tiến trình ký kết các nghị định thư với Trung Quốc diễn ra thuận lợi, con số này còn có thể cao hơn nữa.
Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xuất khẩu nông sản nói chung và rau quả nói riêng trong nửa cuối năm sẽ vấp phải một số khó khăn, đặc biệt là thời tiết thất thường do thiên tai đe dọa sản lượng, chất lượng một số loại cây trồng như thanh long, nhãn, xoài, sầu riêng, chôm chôm.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, sẽ theo dõi sát quá trình canh tác các cây công nghiệp, cây ăn quả để có chỉ đạo rải vụ phù hợp cũng như đẩy mạnh công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai.
Một rủi ro khác phải kể đến là chất lượng hàng rau quả chưa ổn định, một số lô hàng bị đối tác cảnh báo. Gần đây, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả thực thi hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS), hứa hẹn sẽ mở ra cơ chế hiệu quả quản lý chất lượng rau quả xuất khẩu.
Việc Thái Lan và EU tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do có thể khiến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường châu Âu gặp nhiều áp lực.
Phân bón Phú Mỹ cam kết đồng hành, xây dựng và triển khai các giải pháp canh tác phù hợp và hiệu quả nhất cho cây sầu riêng và cây dưa, cũng như tất cả loại cây trồng tại miềnTrung - Tây Nguyên.
Ngành sầu riêng tăng trưởng nóng vô tình tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến cả người dân và doanh nghiệp.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hiện tượng hàng nông sản xuất khẩu bị từ chối với lý do “nhiễm Covid-19” đã xảy ra, tuy chưa phổ biến nhưng tiềm ẩn nguy cơ có thể khiến nông sản bị tẩy chay, đánh mất thị trường xuất khẩu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.