Tiêu điểm
Môi trường đầu tư Myanmar hấp dẫn nhất ba nước Đông Nam Á
Theo một thăm dò của EuroCham, 41% các công ty châu Âu đang kinh doanh ở Myanmar cho biết, lợi nhuận trong năm 2017 của họ tăng 50% so với năm ngoái.

Mặc dù, 76% công ty châu Âu ở đây cho rằng môi trường kinh doanh của Myanmar cần phải cải thiện nhiều, nhưng theo ông Jerome Buzenet – Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn đầu tư và thuế DFDL cho rằng, Myanmar vẫn là nơi đầu tư tốt nhất trong tương lai.
Nhằm giúp các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là châu Âu đang có mặt tại TP. HCM, nhận diện được những cơ hội đầu tư hấp dẫn tại ba nước Đông Nam Á lân cận, ngày 15/12/2017, EuroCham đã tổ chức hội thảo Campuchia – Lào – Myanmar: Kinh doanh và đầu tư.
Theo ông Jerome Buzenet, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn đầu tư và thuế DFDL, kinh doanh tại ba nước này chẳng phải là điều dễ dàng, tuy nhiên, với sức hấp dẫn đang có, nhiều doanh nhân vẫn chấp nhận "vượt khó".
Cả ba nước này đều có hệ thống giao thông kém, nguồn lực nhân công tay nghề thấp, dân số thu nhập thấp, quan niệm tôn giáo và dân tộc vẫn còn hẹn hẹp. Tuy nhiên, thuận lợi cũng rất nhiều: Có 76 triệu khách hàng, giàu tài nguyên thiên nhiên, dân số rất trẻ (nguồn bổ sung lao động và khách hàng dồi dào trong tương lai), ít đối thủ, rất hoan nghênh doanh nhân nước ngoài và đầu tư.
Nếu Campuchia xuất khẩu mạnh về may mặc và da giầy thì Lào là năng lượng và điện. Myanmar hiện chưa mạnh bất cứ mảng nào ngoài tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhất trong ba nước, tuy nhiên, tương lai họ có thể mạnh ở ngành dầu và gas.
Năm 2017, Lào là nước ít lạm phát nhất: 8%, trong khi các nước khác rất cao, như Campuchia 25%, Myanmar 23%. Phật giáo là tôn giáo chủ đạo của cả Campuchia – Lào – Myanma, nên môi trường xã hội của ba nước này luôn thanh bình và thân thiện. Tuy nhiên, khi đến kinh doanh ở đây, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến những điều cấm kỵ của tôn giáo này.
Trong 10 năm tới, tầng lớp trung lưu của Campuchia, Lào, Myanmar sẽ bùng nổ, nhu cầu tiêu dùng và mua sắm sẽ vô cùng lớn. Họ sẽ chi tiêu nhiều nhất vào hàng tiêu dùng, sau đó đến giáo dục. Hiện tại, TV và smartphone đang là hai vật dụng mà người dân sở hữu nhiều nhất. Trong tương lai gần, smartphone sẽ vượt mặt để dẫn đầu. App cũng sẽ có mặt ở khắp mọi nơi.
Tại Việt Nam, Honda, Sony và Sanyo là ba nhãn hàng được yêu thích nhất. Trong khi ở Myanmar là Samsung, Sony cùng Toshiba; Campuchi là Honda, Nokia thêm Sony. Sở dĩ người Nhật có thể chiếm được cảm tình của người dân ba nước Việt Nam, Myanmar, Campuchia, là vì ngoài chuyện chất lượng tốt, họ còn có mặt ở thị trường ba nước này rất sớm. Người Việt và Myanmar chuộng các nhãn hàng đến từ Nhật, Mỹ, trong khi tất cả những thứ theo phong cách Khmer đều được người Campuchia yêu thích.
Để cụ thể hóa những nhận định trên, ông Blaise Kilian, Đại diện của Eurocham tại Campuchia đưa nhiều chi tiết khác. "Campuchia có chính sách miễn thuế tối đa chín năm cho cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu, chính phủ cũng không kiểm soát giá, không giới hạn hồi vốn và lợi nhuận, có nhiều ưu đãi khác cho đầu tư cạnh tranh, thị trường có nhiều tiềm năng để khai thác".
Nếu đầu tư vào Campuchia thì nên đầu tư vào xây dựng, thiết kế, phát triển nhân lực nông nghiệp, dịch vụ tư vấn.
Ngành thiết kế và xây dựng của Campuchia đóng góp 8% vào GDP của cả nước (đứng thứ 2), hiện đang có 915 dự án, được đầu tư 808 tỷ USD năm 2018. Nếu tầng lớp trung lưu tăng lên, Campuchia sẽ cần nhiều không gian bán lẻ, trung tâm thương mại cùng cơ sở hạ tầng mới. Các công ty về đèn điện, thiết kế nội thất, đồ nội thất… có thể phát triển tốt. "Ở Campuchia làm gì đều không dễ dàng, nhưng mọi thứ đều có thể", ông Blaise kết luận.
Lào cũng có những lợi thế riêng của mình. Họ là nơi trung chuyển giữa khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, đứng thứ 4 trong top 10 những nước có GDP cao nhất, thu nhập bình quân cao nhất trong 4 nước: 6.687 USD, 76% nhà đầu tư thuộc FDI, lao động trẻ và lao động phổ thông dồi dào, các công ty ở Lào luôn được ưu tiên khi tiếp cận thị trường châu Âu và Mỹ… Các ngành nên đầu tư: Thủy điện, bán sỉ và lẻ, thức ăn và đồ uống. Không dễ để đầu tư ở Lào, nhưng một khi đã thành công sẽ phát triển rất nhanh.
Cũng như thế, Myanmar là nước đang đứng đầu top 10 tăng trưởng GDP trong năm 2017: 7,6%. Như đã nói ở trên, trong bốn nước, hiện tại Myanmar là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhất, do mới chính thức mở cửa, chưa được khai thác nhiều. Thị trường của Myanmar còn non trẻ, sân chơi cho các doanh nghiệp là rất nhiều… Các lĩnh vực có thể đầu tư: Năng lượng, bán sỉ và lẻ, xây dựng, logictis.
'Doanh nghiệp châu Âu vẫn không dễ dàng đầu tư ở Việt Nam'
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.