Tại sao Chủ tịch HĐQT không nên kiêm Tổng giám đốc?
Vai trò của Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc khác nhau về mặt bản chất và tùy vào từng trường hợp, công ty cần xem xét tách bạch hai chức danh này.
Không có một mô hình hội đồng quản trị (HĐQT) hoàn hảo cho tất cả các công ty. Một cấu trúc HĐQT hợp lý bao gồm số lượng, thành phần của HĐQT tùy thuộc và nhu cầu của công ty.
Số lượng thành viên HĐQT có thể từ 3 đến 11 người (theo quy định tại Khoản 1 Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2014).
Để thiết lập một cấu trúc HĐQT hoàn hảo cần xác định các loại thành viên HĐQT cần thiết theo mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, nhiều công ty đã thường xuyên xem xét lại các kỹ năng cần có cho thành viên HĐQT và so sánh chúng với hồ sơ của các thành viên HĐQT. Những kỹ năng mềm và tính cách của các thành viên HĐQT cũng được xem xét vì chúng góp phần trong việc thiết lập một HĐQT phù hợp.
Khi quyết định thành phần của HĐQT, công ty cần cân bằng giữa số lượng thành viên HĐQT điều hành (những thành viên có mặt trong ban điều hành công ty) và thành viên HĐQT không điều hành (những thành viên không tham gia vào ban điều hành).
Công ty cũng cần cân nhắc về sự tham gia của thành viên HĐQT độc lập không điều hành vì những thành viên này có thể mang lại giá trị cho công ty bằng việc đưa ra những đánh giá độc lập, khách quan cũng như đóng góp ý kiến giúp tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Họ cũng có thể đưa ra những ý kiến phản bác mang tính xây dựng mà thường khó tìm thấy từ chính bên trong công ty.
Ngoài ra khi xây dựng thành phần HĐQT, công ty cũng cần lưu ý đến số lượng thành viên HĐQT. Nói cách khác, hãy cân nhắc đến hiệu quả của những cuộc tranh luận sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi có quá nhiều người cùng tham gia. Thông thường, số lượng hợp lý sẽ từ 7 đến 10 thành viên cho tất cả các công ty.
Ngoài ra, vấn đề cân bằng giới tính cũng nên được xem xét khi xây dựng thành phần HĐQT. Vấn đề này nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây, vì thực tế cho thấy phụ nữ ngày càng thể hiện sự thành công trong công việc nhưng lại ít được quan tâm đến.
Vai trò của Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc khác nhau về mặt bản chất và tùy vào từng trường hợp, công ty cần xem xét tách bạch hai chức danh này.
Nói theo ngôn ngữ quản trị đó là sự tương đồng giữa hai người cùng hệ giá trị, có triết lý kinh doanh và văn hóa tương đồng cùng sự thấu hiểu giữa hai con người.
Một vài chủ doanh nghiệp ở Việt Nam đã thất vọng chia sẻ rằng “sau hàng loạt thay đổi qua những triều đại CEO khác nhau tôi chẳng thấy tốt hơn tí nào! Công ty bây giờ đang tìm kiếm một CEO nhanh chóng có thể đưa công ty trở lại y như mô hình ban đầu mà tôi đã gầy dựng”.
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.