Một giám đốc tại Việt Nam 'mất tích', Startup khách sạn OYO bị gọi là WeWork thứ hai
Hồ Mai
Thứ hai, 24/02/2020 - 17:54
Mới đây, ông N.T.B, một nhà đầu tư khách sạn BIZU Boutique Hotel tại 15-17 đường Cao Triều Phát, Hưng Phước 1 Phú Mỹ, Tân Phong, Quận 7, TP. HCM phản ánh việc khách sạn này không thể liên lạc với phía OYO Việt Nam để giải quyết hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Cụ thể, ông N.T.B cho biết, ngày 20/12/2019, Bizu và OYO ký hợp đồng giao khách sạn đang kinh doanh là Bizu Boutique Hotel tại 15-17 Cao Triều Phát, một thương hiệu khách sạn đã hoạt động nhiều năm và vừa mới nâng cấp, cho Công ty OYO quản lý kinh doanh. OYO được giới thiệu là "chuỗi khách sạn lớn thứ 2 thế giới", là startup kỳ lân ngành khách sạn đến từ Ấn Độ và cho biết sẽ đầu tư 50 triệu USD vào thị trường Việt Nam.
Ngày 9/1/2020, đại diện quản lý khách sạn OYO được bàn giao vận hành khách sạn. Bảng hiệu từ nay là C.O (Capital O) BIZU.
Tuy nhiên, phía BIZU cho biết, suốt từ 17/1/2020 đến 13/2/2020, do có một số vấn đề hợp đồng nhân viên không xử lý được. Quản lý OYO nghỉ việc không thông báo trước, lễ tân các ca không đầy đủ. Do không được phân công, hướng dẫn công việc và không có quản lý, toàn bộ nhân sự nghỉ việc. Khách hàng đang ở không được OYO thông báo bố trí hỗ trợ dịch vụ.
BIZU đã nhiều lần gửi email/tống đạt công văn tại văn phòng cho đích danh ông Dushyant Dwibedy (Giám đốc ủy quyền ký hợp đồng) và bà Đào Thị Bích Trâm sinh năm 1994 (đại diện pháp luật Công ty OYO TECHNOLOGY& HOSPITALITY (Vietnam). Tuy nhiên đến nay, ông N.T.B cho biết, phía vẫn không được phản hồi từ một trong hai và cũng không được nhân viên OYO hỗ trợ cho số contact trực tiếp hai vị này.
Ông N.T.B cho hay, các nhân viên OYO hiện chỉ hẹn qua ngày và đến nay hơn 1 tháng vẫn đang xin hẹn tiếp và không cho contact.
Theo Quazt, được thành lập vào năm 2013, OYO là thương hiệu nhượng quyền khách sạn hoạt động theo mô hình tương tự Grab, Uber. OYO chuyên tìm kiếm các khách sạn bình dân với tầm nhìn ít hoặc sự hiện diện trực tuyến, sau đó cải tạo và tân trang lại để hoạt động dưới thương hiệu OYO. OYO cũng điều hành một doanh nghiệp cho thuê căn hộ ngắn hạn. OYO cho biết họ có hơn 43.000 khách sạn với hơn 1 triệu phòng và hoạt động tại hơn 800 thành phố ở các quốc gia bao gồm Ấn Độ, Mỹ, Anh và Nhật Bản.
OYO gia nhập thị trường Việt Nam từ tháng 7/2019, chỉ sau 6 tháng hoạt động. Theo giới thiệu, OYO đã có mặt tại 15 tỉnh, thành (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Quốc, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt, Hạ Long, Hội An, Huế, Ninh Bình, Bắc Ninh, Sa Pa và Phan Thiết) với hơn 430 khách sạn, 7.600 phòng. OYO lên kế hoạch sẽ đầu tư hơn 50 triệu USD vào Việt Nam trong những năm tới, tạo ra khoảng 1.500 việc làm trực tiếp và gián tiếp.
Trên giấy tờ, OYO là một startup có giá trị thứ hai của Ấn Độ, chỉ sau công ty thanh toán Paytm. OYO đã nhận được định giá 10 tỷ USD vào cuối năm ngoái khi nhận được khoản đầu tư1,5 tỷ USD Agarwal và Quỹ Tầm nhìn (Vison Fund) thuộc SoftBank của tỷ phú Masayoshi Son.
Agarwal đã vay 2 tỷ USD từ các ngân hàng cho thỏa thuận cho vay cá nhân được bảo lãnh bởi giám đốc SoftBank Masayoshi Son.
Tuy nhiên, giới đầu tư đang nhận định OYO có thể trở thành Wework thứ hai. Cả OYO và WeWork (đơn vị cung cấp không gian làm việc cộng đồng và dịch vụ thông qua các nền tảng thực tế và ảo) đều nhận được khoản định giá hào phóng từ SoftBank. Cả hai đều có những người đồng sáng lập - CEO có sức lôi cuốn, người đã khiến tỷ phú Son trở nên nổi bật với tầm nhìn và tham vọng của họ. Cả hai đã chi mạnh tay cho các địa điểm mới và bù đắp tổn thất trong bối cảnh mở rộng toàn cầu mạnh mẽ.
Mô hình OYO tìm thấy thành công nhanh chóng ở Ấn Độ. Từ đó, công ty đã mở rộng sang Malaysia, Nepal và Trung Quốc, trước khi đẩy sang Anh vào năm 2018. Thời gian phát triển nhanh hơn 10 lần so với chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới, Marriott, ông Son nói với các nhà đầu tư của SoftBank hồi tháng 8 năm ngoái.
Hợp đồng của OYO, với các chủ khách sạn khác nhau, nhưng thường liên quan đến Oyo hoặc chia sẻ doanh thu hoặc thu phí từ chủ khách sạn. OYO quản lý các khách sạn của mình thông qua một hệ thống ưu đãi và hình phạt mà họ gọi là chương trình 3C. Các ưu đãi có thể bao gồm từ thanh toán nhanh hơn cho khách sạn đến gửi nhân viên đi du lịch trên biển, trong khi các hình phạt bao gồm tăng phí OYO và loại bỏ các khách sạn hoạt động kém hiệu quả khỏi nền tảng.
OYO gần đây đã cắt giảm hơn 1.000 khách sạn hiệu suất thấp khỏi mạng lưới của mình ở Ấn Độ.
Vào ngày 17/2, OYO chia sẻ kết quả tài chính có phần kém hiệu quả cho năm tài chính 2019 và tổ chức một cuộc gọi với các giám đốc điều hành để thảo luận về những kết quả đó. OYO cho biết họ đã lỗ 335 triệu USD vào năm 2019 với doanh thu 951 triệu USD. Tại thị trường quê nhà Ấn Độ, OYO cho biết họ đã lỗ 83 triệu USD trên doanh thu 604 triệu USD.
Năm khách sạn của Việt Nam lọt vào danh sách khách sạn được xếp hạng sao năm 2020 do Forbes Travel Guide bình chọn gồm Sofitel Legend Metropole Hanoi và The Nam Hải Hội An (5 sao); Intercontinental Đà Nẵng, The Reverie Saigon và Park Hyatt Saigon (4 sao).
Tập đoàn Thaigroup của Bầu Thụy bỏ ra hơn 1.000 tỷ đồng thâu tóm 52% cổ phần Khách sạn Kim Liên để xây dựng một khu phức hợp mới tại đây nhưng gần 5 năm qua vẫn chưa thể thực hiện.
Năm 2019, Việt Nam đón trên 5 triệu khách Trung Quốc đến tham quan, nghỉ dưỡng. Vì vậy, khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) tấn công thành phố Vũ Hán và lan ra khắp lãnh thổ Trung Quốc thì ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng đã bị tác động mạnh mẽ.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.