Tài chính
MSB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 34% năm 2022
Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.800 tỷ đồng, tăng gần 34% so với năm 2021, nhờ tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng ở mức 25%.

Tại đại hội đồng cổ đông ngày 25/4, các cổ đông Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã thông qua kế hoạch kinh doanh của ngân hàng trong năm 2022, phương án tăng vốn điều lệ, phát hành ESOP và đồng thời bầu thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ mới.
Theo đó, ngân hàng đưa ra kế hoạch mục tiêu tương đối khả quan với kỳ vọng bối cảnh kinh kế vĩ mô có nhiều chuyển biến tích cực và phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.
Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.800 tỷ đồng, tăng gần 34% so với năm 2021; tổng tài sản đạt 233 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 14% so với năm trước. Tăng trưởng tín dụng được ngân hàng kỳ vọng ở mức 25% (tùy thuộc vào sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước). Song song với mục tiêu về tăng trưởng, MSB cũng bám sát với mục tiêu kiểm soát tốt nợ xấu dưới 3%.
Các chỉ tiêu 2022 được xây dựng dựa trên sức mạnh nền tảng chiến lược đã được ngân hàng củng cố những năm gần đây và đồng thời dựa trên kết quả khả quan của năm trước đó.
Cụ thể, năm 2021, MSB đã đạt 5.088 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 55% so với chỉ tiêu được giao và hơn gấp 2 con số này của năm 2020. Tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 203 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cuối năm 2020 và vượt hơn 7% so với kế hoạch đề ra. CASA của ngân hàng nằm trong top 3 trên thị trường, Top 10 Ngân hàng có lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cao nhất trong năm 2021.
Song hành cùng sự tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh doanh, MSB cũng không ngừng cải thiện chất lượng tài sản dựa trên các yếu tố: nâng cao quản trị rủi ro khi hoàn thành Basel II và triển khai Basel III; Tập trung cho vay vào các lĩnh vực sản xuất, y tế, giáo dục…hạn chế tỷ trọng cho vay bất động sản (năm 2021 tín dụng cho bất động sản của MSB chỉ chiếm gần 12% tổng dư nợ); Nợ tái cơ cấu ở mức thấp với hơn 3.000 tỷ đồng đã được trích lập đầy đủ…Điều này đã giúp tỷ lệ nợ xấu của MSB chỉ ở mức 1,2% và hệ số an toàn CAR đạt 11,52%.
Bên cạnh đà tăng trưởng tốt của kết quả kinh doanh, MSB cũng đã xây dựng định hướng chiến lược cụ thể để có thể hiện thực hóa được mục tiêu 2022, trong đó tập trung vào các giải pháp về số hóa như tiếp tục triển khai hai dự án trọng điểm là dự án Nhà máy số và thay mới Core-Banking, ứng dụng Big-Data và phân tích dữ liệu.
Bên cạnh đó, các giải pháp về nguồn lực và tổ chức cũng được chú trọng như: Tinh gọn các quy trình và nâng cao năng lực của lực lượng bán hàng, thúc đẩy văn hóa làm việc số, linh hoạt và thực nghiệm. Ngân hàng cũng sẽ mở rộng khai thác chuỗi và hệ sinh thái khách hàng và đồng thời xây dựng phát triển mảng dịch vụ khách hàng ưu tiên (Private Banking).
Thêm vào đó, Đại hội đồng cổ đông cũng đã thông qua kế hoạch thoái vốn khỏi công ty con FCCOM với hai phương án hoặc chuyển nhượng một phần vốn, cùng hợp tác đường dài với đối tác chiến lược hoặc chuyển nhượng 100% vốn để ngân hàng tập trung toàn bộ nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính.
Với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn cao nhất nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường ngân hàng và hướng tới vị thế các ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, Đại hội đồng cổ đông cũng đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thêm 30%. Theo đó, vốn điều lệ của MSB sẽ tăng lên 19.857 tỷ đồng.
Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, MSB cũng đã trình đại hội thông qua phương án phát hành ESOP cho cán bộ nhân viên với mục tiêu gắn kết lợi ích của người lao động với MSB và tăng vốn điều lệ của ngân hàng.
Theo đó, dự kiến ngân hàng sẽ phát hành tối đa 14.250.000 cổ phiếu cho chương trình ESOP từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối. Sau đợt phát hành ESOP này, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm 142,5 tỷ đồng.
Đại hội đồng cổ đông cũng đã bầu ra thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2022-2026. Đại hội đồng cổ đông đã đồng thuận thông qua số lượng thành viên của HĐQT gồm 07 thành viên gồm: ông Trần Anh Tuấn, ông Nguyễn Hoàng An, bà Nguyễn Thị Thiên Hương, ông Trần Xuân Quảng, ông Nguyễn Hoàng Linh, bà Lê Thị Liên, ông Tạ Ngọc Đa (thành viên độc lập). Ban kiểm soát gồm 03 thành viên gồm bà Phạm Thị Thành, bà Lê Thanh Hà, bà Chu Thị Đàm.
Với đội ngũ nhân sự quản trị giàu kinh nghiệm và những kế hoạch, định hướng được Đại hội đồng cổ đông 2022 nhất trí đồng thuận sẽ là cơ sở để MSB tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững, sớm đạt mục tiêu vào Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân hàng đầu tại Việt Nam.
MSB cấp vốn tín chấp tới 200 tỷ đồng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
MSB cấp vốn tín chấp tới 200 tỷ đồng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Với mong muốn tạo đòn bẩy giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bứt tốc, nắm bắt tốt cơ hội tăng trưởng trong năm 2022, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) ra mắt gói giải pháp EASY TRADE dành riêng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu với những ưu đãi vượt trội.
MSB nhận giải thưởng ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) ngày 25/3 nhận giải thưởng “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu năm 2021” dựa trên những sản phẩm, dịch vụ hiện đại, sáng tạo, có hàm lượng số hóa cao. Giải thưởng do Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) trao tặng dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
MSB có khối lượng giao dịch ngoại tệ lớn nhất Việt Nam năm 2021
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vinh dự nhận giải thưởng danh giá Ngân hàng có khối lượng giao dịch ngoại tệ FX Matching cao nhất 2021 từ Refinitiv – tổ chức thuộc Sở Giao dịch chứng khoán London - London Stock Exchange Group – trao tặng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp ngân hàng nhận được giải thưởng từ tổ chức uy tín này.
MSB có tân giám đốc khối quản lý rủi ro
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE:MSB) vừa công bố quyết định bổ nhiệm bà Lê Cẩm Thúy giữ chức vụ Giám đốc khối quản lý rủi ro thay cho ông Oliver Schwarzhaupt được HĐQT phân công đảm nhiệm chức vụ thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro của ngân hàng.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.