Doanh nghiệp
Mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD với chiến lược khác biệt của Nam Long
Hoạt động chủ yếu trong mảng phát triển bất động sản dân cư, lĩnh vực được đánh giá có rủi ro tương đối cao ở Việt Nam, Nam Long vẫn duy trì được vị thế hàng đầu trong ngành nhờ chiến lược thận trọng trong mở rộng và phát triển dự án cũng như khả năng quản trị vốn linh hoạt.
Mới đây, FiinRatings đã công bố xếp hạng tín nhiệm dài hạn nhà phát hành của Công ty CP Đầu tư Nam Long ở mức điểm “A-” với triển vọng xếp hạng “Ổn định”. Với chiến lược tăng trưởng bền vững, Nam Long trở thành công ty bất động sản hiếm hoi được xếp hạng vùng thang điểm cao nhất của FiinRatings.
Sở hữu quỹ đất phát triển gần 700ha, Nam Long có các sản phẩm đa dạng, từ biệt thự, nhà phố tới các phân khúc căn hộ giá rẻ. Nhờ quy mô tối giản, Nam Long đáp ứng được nhu cầu của người mua về cả mặt kinh tế và tiện ích, giúp đạt tỷ lệ hấp thụ sản phẩm cao đồng thời duy trì mức giá bán cạnh tranh.
Tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây, ông Văn Viết Sơn – Giám đốc điều hành Nam Long Land cho biết công ty sẽ ưu tiên dòng sản phẩm “vừa túi tiền” (affordable), tiêu biểu với dòng Ehome – các căn hộ giá rẻ (khoảng 1 tỷ đồng), đang là thế mạnh của Nam Long và nhận được nhiều ưu đãi chính sách của Nhà nước.
Trong khâu triển khai, khả năng phân bổ nguồn vốn là một thế mạnh của Nam Long với việc chia nhỏ dự án và ưu tiên phát triển các sản phẩm vừa túi tiền, tăng dần tỷ lệ lấp trước khi đưa các sản phẩm trung và cao cấp ra thị trường.
Bên cạnh đó, Nam Long cũng chú trọng việc hợp tác với các đối tác quốc tế kinh nghiệm, chủ yếu ở hoạt động chuyển giao hoặc bán một phần vốn dự án sau khi đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý để tạo ra giá trị gia tăng tốt hơn cho sản phẩm. Qua đó đẩy nhanh tốc độ quay vòng dòng tiền, hạn chế việc đọng vốn tới hết vòng đời dự án.
Theo ông Nguyễn Huy Đức – Giám đốc tài chính Nam Long, việc chuyển nhượng vốn/dự án thành phần là hoạt động chiến lược hàng năm của tập đoàn, bao gồm đầu tư ban đầu, mời đối tác tham gia và nhận chuyển nhượng nhằm tái tạo vốn và nâng cao hiệu quả dòng tiền, đặc biệt khi vẫn Nam Long nắm giữ cổ phần chi phối tại nhiều dự án lớn.
Trong ba năm tới, Nam Long đặt mục tiêu huy động khoảng 6.000 tỷ đồng thông qua kế hoạch huy động vốn và bán tài sản không cối lõi. Nguồn vốn dồi dào này sẽ hỗ trợ chiến lược dài hạn của công ty về M&A, mua quỹ đất và phát triển dự án mới.
Nhờ chiến lược này, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của Nam Long, trong đó tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty lên tới 49% và tỷ lệ doanh thu bán trước/hàng tồn kho của công ty đạt 0,23 lần trong năm 2023, đều cao hơn mức trung bình ngành.
Bên cạnh đó, rủi ro tài chính của Nam Long được đánh giá ở mức trung bình khi mức độ sử dụng đòn bẩy và khả năng trả nợ của công ty ở mức phù hợp với tiến độ phát triển các dự án hiện hữu.
Tại ngày 31/12/2023, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Nam Long đạt 0,45 lần. Tỷ lệ này có xu hướng tăng lên từ năm 2019, do công ty mở rộng đầu tư phát triển các dự án mới nhưng luôn được duy trì dưới mức 0,5 lần.
Thêm nữa, có thể thấy khoản mục người mua trả tiền trước cũng dao động quanh mức 30-35% tổng nợ phải trả, bổ sung nhiều nguồn vốn “giá rẻ” cho công ty.
Khả năng thanh khoản của Nam Long cũng được đánh giá ở mức phù hợp, thể hiện qua lượng tài sản có tính thanh khoản cao, gồm cả tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn 3.590 tỷ đồng nhờ năng lực bán hàng tốt từ các dự án trọng điểm trên.
Đồng quan điểm với FiinRatings, trong báo cáo mới nhất, Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) cũng đánh giá cao cơ cấu tài chính lành mạnh của Nam Long với tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản khoảng 25% (so với mức trung bình 35% của ngành).
Trong giai đoạn 2024 - 2025, MBS dự báo Nam Long sẽ được hưởng lợi nhờ dòng sản phẩm căn hộ trung cấp hướng tới nhu cầu ở thực đang là tâm điểm của thị trường. Theo MBS, Nam Long có lợi thế cạnh tranh rõ nét so với các đối thủ nhờ quỹ đất lớn, tình trạng pháp lý rõ ràng và dòng sản phẩm căn hộ trung cấp là điểm sáng phục hồi của thị trường.
Doanh số của Nam Long dự báo tăng trưởng khoảng 8%, lần lượt đạt mức 8.700 - 9.400 tỷ đồng trong năm 2024 - 2025 nhờ các dự án phân khúc trung cấp như Akari, Southgate và Central Lake đang được triển khai đúng tiến độ, đạt tỷ lệ hấp thụ cao.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa qua, Chủ tịch HĐQT Nam Long - ông Nguyễn Xuân Quang đã chia sẻ về kế hoạch tăng trưởng đến năm 2030, với mục tiêu trở thành công ty có vốn hóa 3 tỷ USD cùng chiến lược tăng trưởng bền vững.
Đồng thời, Nam Long công bố kế hoạch kinh doanh trong năm 2024 với mục tiêu doanh thu thuần đạt 6.657 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 821 tỷ đồng, thông qua đề xuất chi trả cổ tức bằng tiền mặt 5%.
Năm 2024, Nam Long tiếp tục định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn bất động sản tích hợp với các nhiệm vụ lõi ở 3 mảng kinh doanh chính là mảng phát triển đất, dự án nhà ở và khu đô thị (Nam Long Land); mảng phát triển bất động sản thương mại (Nam Long Commercial Property) và mảng đầu tư, huy động vốn (Nam Long InvestCo).
Phân khúc nhà ở giúp Nam Long đứng vững khi thị trường biến động
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025
Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.