Phát triển bền vững
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
Xu thế công trình xanh
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Trước thực trạng này, Chính phủ Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu Net Zero năm 2050.
Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về các công trình xanh, buộc các doanh nghiệp trong nước phải chuyển đổi sang sản phẩm xanh và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường.
Tiến sĩ Phùng Anh Tuấn, Phó trưởng khoa điện, Trường Điện - Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho hay, công trình xanh và vật liệu xanh đang dần trở thành tiêu chuẩn trong ngành xây dựng, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này.
Công trình xanh là công trình được thiết kế, xây dựng, vận hành đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải hiệu quả, tạo môi trường sống lành mạnh, và ứng dụng vật liệu thân thiện.
"Vì chúng ta đang muốn hướng đến việc giảm thiểu tác động của đô thị hóa và công nghiệp hóa lên môi trường, nên việc đi theo các tiêu chuẩn công trình xanh, cũng như sử dụng các vật liệu xanh là rất cần thiết", ông Phùng Anh Tuấn nói.
Theo chuyên gia của Đại học Bách Khoa Hà Nội, hiện các công trình xanh trên thế giới đã được quy chuẩn bằng hai bộ tiêu chí là Leed và Lotus. Trong khi vật liệu xanh, vật liệu thân thiện với môi trường lại đang đặt ra bài toán khó hơn.

Về cơ bản, để được gọi là vật liệu xanh, thì các vật liệu này phải đảm bảo yếu tố như: tiêu tốn ít năng lượng, có nguồn gốc tự nhiên… Đây được xem là một thách thức lớn, khi mà sản phẩm vừa phải xanh, lại vừa phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao của thị trường.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư về mặt phát triển công nghệ kỹ thuật, cũng như sản xuất. Thực tế, tiêu chí thân thiện môi trường không chỉ nằm ở mỗi sản phẩm, mà còn ở các thiết bị công nghệ, phương tiện, cách thức, mức tiêu tốn năng lượng để phục vụ cho việc sản xuất và chế tạo ra sản phẩm ấy.
Theo Tiến sĩ Phùng Anh Tuấn, trong lĩnh vực sản xuất chế tạo thiết bị và vật liệu, có một khái niệm gọi là "quản lý vòng đời sản phẩm". Là khi doanh nghiệp chế tạo ra một sản phẩm thì sẽ phải tốn nguyên liệu thô, và trong quá trình vận hành sử dụng cũng sẽ có hao tốn, ví dụ như dây cáp điện trong quá trình sử dụng sẽ sinh ra tổn hao nhiệt, dẫn đến tổn hao chi phí năng lượng.
Và khi dây cáp điện hết vòng đời, lúc tái chế phần lõi đồng và vỏ nhựa sẽ cần thêm các chi phí kỹ thuật, công nghệ, năng lượng, hóa chất, xử lý để quay trở lại thành nguyên liệu thô. Một sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ có hao phí tối thiểu trong suốt các công đoạn chế tạo, sử dụng và tái tạo cho vòng đời tiếp theo.
"Nếu có thể gia tăng tỷ lệ của vật liệu xanh, chúng ta có thể góp phần đóng góp cho mục tiêu Net Zero của cả đất nước", ông Tuấn khẳng định.
Bài toán vật liệu xanh
Là doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện hàng đầu ở Việt Nam, ông Hồ Quang Nhân, Tổng giám đốc CTCP Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi) cho biết, từ lâu công ty đã ý thức được vai trò của mình trong việc giảm phát thải ra môi trường, cũng như sử dụng các vật liệu thân thiện.
Do đó, trong toàn bộ quá trình sản xuất, Cadivi đã áp dụng những công nghệ tiên tiến để giảm được mức tiêu hao năng lượng, giảm chất thải.
"Hiện chúng tôi đã phát động chương trình không có rác thải nhựa trong nhà máy, đồng thời lên kế hoạch phủ xanh tất cả nhà máy Cadivi", ông Nhân khẳng định.

Cam kết của Tổng giám đốc Cadivi đi cùng với hai dòng sản phẩm dây điện dân dụng và công nghiệp LF và LSHF thế hệ mới. Ông Nhân gọi đây là giải pháp cho các công trình xanh, khi sản phẩm không sử dụng nguyên liệu chứa kim loại nặng, cũng như đặc tính chống cháy lan, ít sinh ra khói nếu không may bị cháy.
Theo ông Hồ Quang Nhân, nỗ lực tạo ra vật liệu xanh của Cadivi đến từ nền tảng vững chắc và tầm nhìn dài hạn, khi doanh nghiệp luôn chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), đón đầu xu hướng công nghệ mới, ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu suất và đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường.
"Sự đầu tư mạnh mẽ vào R&D không chỉ giúp Cadivi nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn củng cố vị thế tiên phong trong ngành dây cáp điện, mở rộng thị trường quốc tế và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế", ông Nhân tin tưởng.
Song, hành trình xanh hóa sản phẩm của Cadivi không phải là không có thách thức. Để đạt được "chứng nhận xanh" từ Hội đồng công trình xanh Singapore (SGBC), doanh nghiệp không chỉ kiểm soát sản phẩm đầu ra, mà còn phải đảm bảo toàn bộ quy trình sản xuất, nhà máy, cho đến công đoạn đóng gói bao bì… tất cả các vật liệu cấu thành nên một cuộn dây điện hoàn chỉnh.
Lãnh đạo Cadivi chia sẻ, có đến 12 tiêu chí đánh giá để có thể cấp chứng nhận xanh SGBP của SGBC, trong đó có một số hạng mục rất quan trọng như: tất cả vật liệu cấu thành đều phải đạt chuẩn, không có chất gây hại, không kim loại nặng...
Bên cạnh đó, trong giai đoạn sản xuất, nhà máy cần tính toán điện năng tiêu thụ, có sử dụng năng lượng tái tạo hay không. Nguồn nước sử dụng ra sao, xử lý nước thải như thế nào… Có thể nói, để đạt được chứng nhận xanh, đây là cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ từ lãnh đạo công ty tới từng nhân sự bên dưới.
Xoá bỏ ngộ nhận về công trình xanh
Trụ sở Techcombank được trao chứng nhận quốc tế cao nhất về công trình xanh
Trụ sở Techcombank số 6 Quang Trung, Hà Nội đã trở thành tòa nhà văn phòng đầu tiên của ngành ngân hàng Việt Nam được Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC) trao tặng chứng chỉ cao nhất LEED Vàng cho công trình đẳng cấp thân thiện với môi trường.
Lạm dụng gắn mác công trình xanh để bán hàng
Phần lớn các công trình xanh tại Việt Nam vẫn chủ yếu phục vụ mục đích truyền thông, bán hàng, chưa quan tâm đến yếu tố hiệu quả năng lượng, phát triển bền vững của dự án.
Công trình xanh - Trồng nhiều cây xanh đã đủ?
Công trình xanh đã trở thành một thuật ngữ khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và đủ. Nhiều người nghĩ rằng xanh là trồng nhiều cây xanh. Thực tế, đằng sau mỗi công trình xanh là tổng hoà của rất nhiều yếu tố.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu
Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.
Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ
Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.