Tài chính
Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.
Mới đây,
Công ty CP Đầu tư Nam Long đã phê duyệt phương án phát hành trái
phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ với tổng giá trị phát
hành tối đa 1.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không
kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng tài sản.
Lô trái phiếu được đảm bảo bằng 78,6 triệu cổ phần của công ty con là Công ty CP Nam Long VCD. Theo chứng thư thẩm định giá do Công ty TNHH Thẩm định giá iValue cấp ngày 23/10/2024, lượng cổ phần này có giá trị 2.000 tỷ đồng.
Lô trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, lãi suất kết hợp và thả nổi. Với 4 kỳ tính lãi đầu tiên, lãi suất cố định 10,11%/năm, lãi suất của các kỳ còn lại bằng tổng của 4,88%/năm với lãi suất tham chiếu.
Với 1.000 tỷ đồng dự kiến thu về từ đợt phát hành, dự kiến công ty sẽ dùng để tất toán trước hạn toàn bộ hai lô trái phiếu NLGH2229001, NLGH2229002. Cả hai lô trái phiếu này đều đến ngày 28/3/2029 mới đến hạn cùng với giá trị gốc là 500 tỷ đồng.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.
Trước đó, vào cuối tháng
8/2024, tập đoàn này đã hoàn tất phát hành hai lô trái phiếu NLGB2427002 (500 tỷ
đồng) và NLGB2427003 (450 tỷ đồng) cùng kỳ hạn 3 năm để thanh toán cho hai lô
trái phiếu khác đáo hạn vào tháng 9/2024.
Song song với việc thực hiện các phương án cấu trúc lại các khoản nợ vay, trái phiếu, hoạt động kinh doanh của Nam Long được kỳ vọng khởi sắc sau giai đoạn "ảm đảm" vừa qua với việc hạch toán và mở bán hàng loạt dự án.
Theo đó, trong quý III, Nam Long ghi nhận doanh thu thuần tăng nhẹ lên 371 tỷ đồng. Dù vậy, giá vốn tăng nhanh gần 17% khiến lợi nhuận gộp suy giảm, chỉ còn hơn 128 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, phần lãi trong công ty liên doanh và liên kết của Nam Long cũng chỉ đạt 16,4 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 89 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ, chủ yếu do giảm phần lãi nhận từ công ty liên doanh Mizuki.
Kết quả, tập đoàn này báo lỗ sau thuế hơn 40 tỷ đồng trong quý vừa qua và cũng là quý thứ hai tập đoàn này báo lỗ trong năm 2024, sau khi lỗ 65 tỷ đồng sau thuế vào quý đầu năm.
Dù có lãi trong quý II, Nam Long chỉ thực sự “thoát lỗ” nhờ doanh thu tài chính tăng mạnh, gấp hơn sáu lần so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ việc chuyển nhượng 25% cổ phần tại dự án Paragon Đại Phước cho đối tác chiến lược Nishi Nippon Railroad, mang lại khoản lợi nhuận hạch toán hơn 230 tỷ đồng.
Lũy kế chín tháng đầu năm nay, Nam Long ghi nhận 828 tỷ đồng doanh thu và “vỏn vẹn” 15,5 tỷ đồng lãi ròng cổ đông công ty mẹ, qua đó mới hoàn thành 12,4% kế hoạch doanh thu và 3% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Mặc dù vậy trên cơ sở đánh giá dư địa thị trường, khả năng thực hiện mở bán và nội lực tài chính, một số tổ chức phân tích có cái nhìn tích cực về triển vọng phục hồi của Nam Long nhờ dòng tiền lợi nhuận được đự báo sẽ “chảy về” cuối năm nay.
Đây cũng là kỳ vọng của Nam Long, với kết quả kinh doanh sẽ tăng đột biến trong quý IV/2024 thông qua việc bàn giao hơn 1.600 căn hộ tại dự án Akari City và bàn giao sản phẩm tại loạt dự án Mizuki Park, Southgate, Central Lake.
Điểm rơi lợi nhuận của Nam Long
Mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD với chiến lược khác biệt của Nam Long
Hoạt động chủ yếu trong mảng phát triển bất động sản dân cư, lĩnh vực được đánh giá có rủi ro tương đối cao ở Việt Nam, Nam Long vẫn duy trì được vị thế hàng đầu trong ngành nhờ chiến lược thận trọng trong mở rộng và phát triển dự án cũng như khả năng quản trị vốn linh hoạt.
Phân khúc nhà ở giúp Nam Long đứng vững khi thị trường biến động
Dù thị trường có nhiều biến động theo chiều hướng xấu nhưng nhờ kiên định với chiến lược nhà ở vừa túi tiền, Nam Long đứng vững và gặt hái lợi nhuận.
Nhà Khang Điền, Nam Long bứt phá sau 'giông bão' trên thị trường bất động sản
Những biến cố trên thị trường bất động sản giống như những đợt thanh lọc và những doanh nghiệp duy trì tình hình tài chính tốt, chiến lược đúng đắn đang là những đơn vị bứt phá lên đầu tiên.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt
Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.
Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS
Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.
Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng
Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.