Sở hữu trí tuệ

Nâng tầm du lịch Hà Nội nhờ tài sản trí tuệ

Hương Giang Thứ hai, 28/11/2022 - 09:58

Với thế mạnh về cơ sở hạ tầng và bề dày lịch sử văn hóa, Hà Nội là mảnh đất rất tiềm năng trong phát triển du lịch. Và một trong những cách hiệu quả nhất để nâng tầm du lịch thủ đô đó là xây dựng và phát huy các tài sản trí tuệ.

Vở diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" - một trong những sản phẩm thu hút khách du lịch quốc tế của Hà Nội (Ảnh: Hưng Trần, Báo Hà Nội Mới)

Tài sản trí tuệ ngành du lịch

Tài sản trí tuệ là những tài sản được tạo ra nhờ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Mặc dù vô hình, đây là một tài sản giá trị cao, có khả năng sinh lợi.

Trong ngành du lịch, tài sản trí tuệ có thể là một thương hiệu điểm đến gắn với thằng cảnh tự nhiên hoặc công trình kiến trúc đặc trưng, những đặc sản gắn với khu vực địa lý cụ thể, những giá trị văn hóa phi vật thể.

Những tài sản trí tuệ gắn với du lịch địa phương sẽ tạo ra sự khác biệt, kích thích trí tò mò của khách du lịch, từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho địa phương, tạo động lực cho người dân địa phương gìn giữ và phát triển các giá trị truyền thống.

Những địa danh đã trở thành thương hiệu điểm đến ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hầu hết được hình thành trên cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên và bề dày văn hóa – lịch sử. Vì thế, một trong những điều quan trọng nhất của mỗi địa phương khi xây dựng và phát triển các tài sản trí tuệ đó là cần tìm ra những điểm đặc trưng, lợi thế sáng tạo nổi bật của địa phương mình, tránh trùng lắp, gây nhàm chán cho khách du lịch.

Nhận thức được điều đó, các địa phương cần bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ, các nguồn tài nguyên du lịch địa phương hợp lý.

Khai thác tài sản trí tuệ để phát triển bền vững

Theo ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, hiện nay, trong chiến lược phát triển của ngành du lịch Thủ đô, khái niệm sở hữu trí tuệ còn nhiều điều mới lạ.

Tuy nhiên, tài sản trí tuệ đang dần trở thành yếu tố quan trọng, góp phần đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một động lực phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Một sản phẩm du lịch hay một điểm đến du lịch muốn phát triển không chỉ cần được nhiều người biết đến, mà quan trọng hơn là có thể giữ chân du khách bằng sự tín nhiệm.

Ngoài cảm quan cá nhân của khách tham quan, hệ thống tiêu chí chất lượng và kiểm soát chất lượng của các loại tài sản trí tuệ cũng sẽ đưa đến sự tín nhiệm này trong lòng khách du khách.

Khai thác tài sản trí tuệ trong du lịch là hướng phát triển bền vững, giúp Thủ đô cũng như các địa phương khác gìn giữ được bản sắc văn hóa, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho chính địa phương đó.

Với những điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và bề dày lịch sử văn hóa của thủ đô, Hà Nội có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Thực trạng quản lý tài sản trí tuệ ngành du lịch Hà Nội

Tính đến tháng 12/2021, trên địa bàn TP. Hà Nội có tất cả 3.725 cơ sở lưu trú, với 70.011 phòng; trong đó có 591 cơ sở lưu trú đã xếp hạng sao với 24.515 phòng; có 1.045 DN lữ hành quốc tế; 5.998 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ; 23 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống…

Việc cung cấp các dịch vụ công cộng như mạng wifi miễn phí, hệ thống thông tin hướng dẫn du khách, cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch được quan tâm triển khai nhiều nơi trên địa bàn TP. Hà Nội.

Để phát huy giá trị của tài sản trí tuệ trong phát triển du lịch, Phó Cục trưởng Cục SHTT (Bộ KH&CN) Nguyễn Văn Bảy cho rằng, Hà Nội cần phải ưu tiên phát triển tài sản trí tuệ có khả năng tham gia vào chuỗi du lịch và có tính liên kết với cộng đồng địa phương.

Theo ông, Hà Nội nên xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch thủ đô với bộ nhận diện qua tên gọi, logo, hình ảnh đặc trưng. Ngoài ra, Hà Nội cần xây dựng, quản lý và khai thác tốt các nhãn hiệu tập thểnhãn hiệu chứng nhậnchỉ dẫn địa lý cho từng sản phẩm của các địa phương.

Đặc biệt, Hà Nội cần chú trọng uy tín, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ nhằm bảo đảm phát triển bền vững, bảo tồn được các sản phẩm truyền thống, nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, Hà Nội cũng cần có những chính sách quản lý, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ trong nước mà còn sớm bảo hộ ở nước ngoài.

Nếu được sử dụng một cách chiến lược, những tài sản trí tuệ này sẽ là công cụ hữu hiệu để tiếp thị tập thể, quảng bá sản phẩm và dịch vụ của địa phương.

Hiện nay, một số địa phương ở Hà Nội như huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thanh Oai, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây... đã phối hợp với các đơn vị chức năng đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận du lịch địa phương cho các sản phẩm/ dịch vụ du lịch.

Nâng tầm du lịch Hà Nội nhờ tài sản trí tuệ
"Bưởi Thạch Thất" là một trong những nhãn hiệu chứng nhận được cấp năm 2022 tại Hà Nội (Ảnh: Liên minh HTX Việt Nam)

Đây là một trong những nội dung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. Theo đó, chỉ tiêu của Hà Nội đó là có tỷ lệ các sản phẩm, dịch vụ (du lịch, tài chính…) chủ lực đạt lần lượt là 40% và 60% trong năm 2025 và năm 2030. Ngoài ra, các sản phẩm OCOP của thành phố cũng được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, trong giai đoạn 2019 - 2020, Sở đã triển khai hỗ trợ 18 sản phẩm nông nghiệp, làng nghề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể và 4 nhãn hiệu tập thể được nâng cao năng lực và phát triển.

Trong giai đoạn này, các sản phẩm còn được trang bị đầy đủ hệ thống văn bản quản lý và các phương tiện, công cụ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến công chúng.

Nhờ đó, ngay sau khi được bảo hộ, các sản phẩm đã được quảng bá trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, có mặt tại một số cửa hàng, siêu thị... giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận, tạo được uy tín nhất định với nguồn gốc rõ ràng và bao bì đẹp, bắt mắt.

Tiếp nối thành công, giai đoạn 2022 - 2023, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã và sẽ tiếp nhận gần 60 đề xuất hỗ trợ đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề mang địa danh của thành phố.

Hiện có 23 sản phẩm được xác định triển khai đăng ký trong năm 2023 và 36 sản phẩm chuẩn bị được xây dựng nội dung để chờ phê duyệt danh mục.

Quản lý sở hữu trí tuệ thúc đẩy xuất khẩu sang châu Phi

Quản lý sở hữu trí tuệ thúc đẩy xuất khẩu sang châu Phi

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Có nhu cầu lớn và đa dạng đối với những sản phẩm lợi thế của Việt Nam, châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Việt. Một trong những vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng để có thể thâm nhập hiệu quả vào thị trường châu Phi là quản lý tài sản trí tuệ.

World Cup 2022: Một giải đấu về sở hữu trí tuệ

World Cup 2022: Một giải đấu về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Chỉ còn vài ngày nữa, FIFA World Cup 2022, một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, sẽ diễn ra. Bên thềm sự kiện, chủ đề sở hữu trí tuệ trong World Cup cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Thể thao điện tử và sở hữu trí tuệ

Thể thao điện tử và sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Về mặt kinh tế, năm 2022, ngành công nghiệp thể thao điện tử dự kiến sẽ tạo ra 1,38 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2021. Với quy mô ngày càng lớn, quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực này càng trở thành chủ đề đáng quan tâm.

Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu

Đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Các trường đại học, viện nghiên cứu là một trong những cái nôi của hoạt động đổi mới sáng tạo ở mỗi quốc gia. Vì vậy, cần thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ, đồng thời có thêm những chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo động lực hiện thực hóa các ý tưởng thành sản phẩm hoàn chỉnh ở môi trường này.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  13 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.