New Zealand chính thức cấm người nước ngoài mua nhà, đẩy TPP vào ngõ cụt
Lê Trang
Thứ ba, 31/10/2017 - 18:18
Mới đây New Zealand đã ra lệnh cấm người nước ngoài mua nhà và lệnh cấm này đã đưa New Zealand vào danh sách ngày càng dài các quốc gia đang cố gắng làm cho tài sản trong nước trở nên phải chăng hơn đối với công dân của mình.
Tại một cuộc họp báo tại Wellington vào hôm thứ Ba, Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết: "Kể từ đầu năm tới, những nhà đầu cơ nước ngoài sẽ không còn cơ hội có thể mua được nhà tại New Zealand".
Giá nhà tại New Zealand đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Giá trung bình của một căn tại Auckland - thành phố lớn nhất của New Zealand đã lên tới hơn một triệu đô la New Zealand (tương đương 685.000 USD) và điều này đã khiến bất động sản trở nên vượt quá tầm với nhiều người trẻ tại quốc gia này.
Thông qua lệnh cấm trên, New Zealand hiện là một trong nhiều quốc gia hạn chế hoặc đánh thuế rất nặng đối với việc bán nhà hiện có cho người nước ngoài. Tuy vậy, các biện pháp này dường như lại không có mấy tác dụng trong việc giảm giá tại các thị trường như Hong Kong hay Australia.
Mặc dù vậy, hiện không có nhiều dữ liệu về số lượng người nước ngoài sở hữu nhà ở New Zealand. Theo tuyên bố trước đây của chính phủ nước này, số lượng người nước ngoài chiếm ít nhất 2% tổng lượng mua bất động sản.
Theo ông Steven Joyce - nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính New Zealand, lệnh cấm này là một chính sách được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề chính trị. Bằng chứng là ở cả Australia và New Zealand, những người mua là người nước ngoài có ảnh hưởng không đáng kể đến thị trường nhà ở.
Bà Jacinda Ardern - tân Thủ tướng New Zealand cho biết vẫn hy vọng lệnh cấm này sẽ giảm đi sức nóng của thị trường nhà ở khi thị trường này đã tăng 56% trong thập niên vừa qua trong bối cảnh nhập cư kỷ lục và tình trạng thiếu nhà ở.
Lệnh cấm chính thức mua nhà đối với người nước ngoài đồng nghĩa với việc Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ phải sửa lại. Trước đó, 11 quốc gia thành viên hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận cuối cùng tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Đà Nẵng vào tuần tới.
Theo những điều khoản hiện tại, TPP sẽ giữ nguyên quyền tiếp cận của người nước ngoài đối với tài sản tại New Zealand. Tuy vậy, đề xuất về việc cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà tại nước này của tân Thủ tướng đã khiến các vòng đàm phán rơi vào nguy cơ phải đàm phán lại và những nỗ lực đạt được thỏa thuận trở thành "công cốc" vào phút cuối.
Tân Thủ tướng New Zealand muốn giới thiệu luật này trước Giáng sinh và dự kiến thông qua vào đầu năm tới, trước khi TPP được phê chuẩn.
Chỉ hai tuần trước khi Nhật Bản và 10 quốc gia khác hy vọng sẽ đạt được những thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì những diễn biến chính trị gần đây đang làm "mờ đi" những hy vọng ấy và đe dọa những nỗ lực trước đó của các nhà lãnh đạo.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ tổ chức vòng đàm phán tiếp theo cho 11 quốc gia còn lại của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, sự thay đổi trong chính phủ của New Zealand đang đặt ra nghi vấn đối với thành công của thỏa thuận cuối cùng này.
11 nước còn lại trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ gặp nhau tại Tokyo vào thứ 5 tới để tiếp tục đàm phán thỏa thuận thương mại này cho dù Mỹ đã "dứt áo ra đi".
Trong các lĩnh vực được thảo luận tại cuộc gặp các lãnh đạo cấp cao của các nước thành viên Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Sydney ngày 28/8, Việt Nam đã nâng cao khả năng thay đổi quyền của người lao động và các quy định về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong bản hiệp ước ban đầu.
Âm thầm tích luỹ đất, đầu tư kiểu cuốn chiếu và hạn chế vay vốn, Hoàng Huy vừa tránh được 'cú sốc' trái phiếu, vừa 'hái quả ngọt' từ thị trường bất động sản Hải Phòng.
Việt Nam SuperPort sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực logistics của Việt Nam trong bối cảnh dòng chảy sản xuất và thương mại toàn cầu dịch chuyển sang Đông Nam Á.