TPP: Đủ quyết tâm, không gì là không thể
Các quốc gia TPP-11 đều nhận thấy rằng một hiệp định thương mại đa phương ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, dù có Mỹ hay không.
Chỉ hai tuần trước khi Nhật Bản và 10 quốc gia khác hy vọng sẽ đạt được những thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì những diễn biến chính trị gần đây đang làm "mờ đi" những hy vọng ấy và đe dọa những nỗ lực trước đó của các nhà lãnh đạo.
11 quốc gia còn lại trong TPP (TPP 11) đang chuẩn bị những bước đi cuối cùng nhằm đạt được một thoả thuận chung vào đầu tháng tới tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Đà Nẵng vào đầu tháng tới.
Tuy nhiên, New Zealand, một trong những quốc gia tiên phong trong việc làm sống lại TPP dường như chao đảo. Hôm thứ Năm vừa qua, New Zeand đã chính thức đón tân thủ tướng Jacinda Ardern. Mặc dù trước đó bà Jacinda Ardern đã cam kết sẽ đàm phán lại thỏa thuận thương mại TPP nhưng giờ đây lại đang tìm kiếm những biện pháp hạn chế đầu tư bất động sản ở nước ngoài.
Vào tháng trước, người đại diện cho New Zealand trong các cuộc đàm phán TPP - ông Mike Petersen đã bảo đảm rằng sau cuộc bầu cử, ông sẽ cố gắng tiếp tục đạt được thỏa thuận cuối cùng với 11 quốc gia khác.
Tuy nhiên, nếu bà Ardern kiên quyết giữ vững lập trường của mình về việc đàm phán lại, những nỗ lực hướng tới một thỏa thuận cuối cùng trước đó hoàn toàn có thể sụp đổ.
11 quốc gia đã đồng ý không thay đổi các điều khoản ban đầu của hiệp ước và trong trường hợp những ngoại lệ được tạo ra chỉ dành cho New Zealand, tất cả sẽ trở thành "công cốc".
Một số người đưa ra ý kiến là loại bỏ New Zealand ra khỏi TPP những điều này sẽ rất khó khăn vì New Zealand là thành viên sáng lập TPP. Một lựa chọn duy nhất bây giờ là thuyết phục quốc gia này không đàm phán lại.
Các quốc gia TPP-11 đều nhận thấy rằng một hiệp định thương mại đa phương ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, dù có Mỹ hay không.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.