Phát triển bền vững
Lượng CO2 vẫn cao kỷ lục bất chấp các đợt phong tỏa vì Covid-19
Sự suy giảm của sản xuất công nghiệp do đại dịch Covid-19 đã không tác động đáng kể tới mức tăng kỷ lục của khí nhà kính trong khí quyển, sự tăng nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt hơn, băng tan, mực nước biển dâng và axit hóa đại dương, theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).

Theo báo cáo dự án về khí thải nhà kính của WMO, các đợt phong tỏa do đại dịch Covid-19 đã cắt giảm lượng khí thải trong môi trường và khí nhà kính như CO2. Tuy nhiên, với kết quả tích lũy phát phải CO2 trong quá khứ và hiện tại, trên thực tế lượng cắt giảm do đại dịch Covid-19 không đáng kể.
Theo đó, trong giai đoạn phong tỏa căng thẳng nhất, lượng khí thải CO2 hàng ngày ước tính có thể đã giảm tới 17% trên toàn cầu. Dẫn tới, mức giảm phát thải toàn cầu hàng năm (đến năm 2020) trong khoảng 4,2 - 7,5%.
Tuy nhiên, việc giảm phát thải ở quy mô này sẽ không khiến cho lượng CO2 trong khí quyển đi xuống. CO2 sẽ tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn khoảng 0,08 – 0,23 ppm mỗi năm.
Lượng CO2 trung bình hàng năm trên toàn cầu đã vi phạm ngưỡng quan trọng 410 phần triệu (ppm), theo WMO. Sự gia tăng đó đã tiếp tục vào năm 2020. Kể từ năm 1990 đến nay, tổng lượng bức xạ đã tăng lên 45% (hiệu ứng nóng lên toàn cầu) do khí nhà kính đã tồn tại lâu dài, trong đó khí CO2 chiếm chủ yếu.
Cụ thể, mức CO2 trung bình hàng năm trên toàn cầu là khoảng 410,5 ppm vào năm 2019, tăng từ 407,9 ppm vào năm 2018, đã vượt qua mốc 400 ppm của năm 2015. Phát thải do đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất si măng, phá rừng và các hoạt động thay đổi sử dụng đất khác đã đẩy CO2 trong khí quyển năm 2019 lên 148% so với giai đoạn tiền công nghiệp.
Tổng thư ký MWO, GS. Petteri Taalas cho biết, “CO2 tồn tại trong khí quyển hàng thế kỷ và trong đại dương thậm chí lâu hơn. Lần cuối cùng Trái đất có nồng độ CO2 tương đương hiện tại là cách đây 3 - 5 triệu năm, khi nhiệt độ ấm hơn 2 - 3°C và mực nước biển cao hơn hiện tại 10 - 20 mét. Nhưng trên trái đất khi đó không có 7,7 tỷ dân”.
“Chúng ta đã vi phạm ngưỡng toàn cầu là 400 ppm vào năm 2015. Và chỉ 4 năm sau, con số đó đã vượt qua 410 ppm. Tốc độ gia tăng như vậy là chưa từng thấy trong lịch sử. Sự sụt giảm lượng khí thải liên quan đến các đợt phong tỏa do Covid-19 chỉ là một đốm sáng nhỏ trên đồ thị dài hạn. Chúng ta cần phải làm phẳng đường cong một cách bền vững”, theo GS. Petteri Taalas.
“Đại dịch Covid-19 không phải là giải pháp cho biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nó cung cấp cho chúng ta một nền tảng cho hành động về khí hậu bền vững và đầy tham vọng hơn để giảm lượng khí thải về 0 thông qua việc chuyển đổi hoàn toàn các hệ thống công nghiệp, năng lượng và giao thông.
Những thay đổi cần thiết là khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật, sẽ chỉ ảnh hưởng nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Điều đáng mừng là ngày càng có nhiều quốc gia và các công ty đã cam kết trung lập carbon”, GS. Petteri Taalas nhận định.
Việt Nam thu về 1.200 tỷ đồng nếu giảm phát thải CO2 tại sáu tỉnh
Việt Nam thu về 1.200 tỷ đồng nếu giảm phát thải CO2 tại sáu tỉnh
Việt Nam sẽ nhận được 51,5 triệu USD (tương đương khoảng 1.200 tỷ đồng) nếu cắt giảm phát thải 10,3 triệu tấn khí carbon (CO2) ở sáu tỉnh miền Bắc Trung Bộ.
Doanh nghiệp giữa biến đổi khí hậu: Trong nguy có cơ
Biến đổi khí hậu không chỉ đem lại những thách thức mà còn có thể tạo ra động lực và cơ hội cho những thay đổi như những mô hình kinh doanh mới, các sản phẩm mới hoặc công nghệ mới.
Thủ tướng đề nghị nghiên cứu cơ chế thuế phát thải
Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu cơ chế thuế phát thải để khuyến khích cắt giảm phát thải khí nhà kính, qua đó, huy động nguồn lực hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.
Tiếp tục thông qua 4 dự án tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải theo cơ chế JCM
Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, đến năm 2030, Việt Nam cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế.
Hé lộ những 'tay chơi' đầu tiên trên thị trường carbon Việt Nam
Thị trường carbon mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp triển khai và kiếm lợi nhuận từ các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính.
Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng
Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.
Giao thông công cộng 'zero‑carbon': Bài học Paris cho Hà Nội, TP. HCM
Hà Nội và TP. HCM, đang đứng trước cơ hội lớn để tái cấu trúc hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh và bền vững. Kinh nghiệm của Paris có thể giúp biến cơ hội thành hiện thực.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Viconship đưa người vào hội đồng quản trị Hải An
Viconship không ngừng gia tăng sự hiện diện tại Hải An thông qua mua lại cổ phần và cử thành viên tham gia HĐQT của Hải An.
Quốc hội chốt kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm
Quốc hội thông qua nghị quyết kéo dài miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030, áp dụng từ ngày 1/1/2026.
Thủ tướng nêu hướng đi giữa thách thức toàn cầu
Tại WEF Thiên Tân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng châu Á cần dẫn dắt cuộc chơi mới, đồng thời khẳng định Việt Nam có cơ sở để tăng trưởng 8% năm nay và hai con số trong những năm tới.
Danh Khôi đổi tên, ‘lấn sân’ mảng nông nghiệp và y tế
Tập đoàn Danh Khôi chính thức đổi tên, rẽ hướng sang kinh doanh đa ngành với mục tiêu doanh thu xấp xỉ "nghìn tỷ" ngay trong năm nay.
Tiên phong là chưa đủ, Chủ tịch FPT muốn một phong trào 'bình dân hóa' AI
Theo ông Trương Gia Bình, mục tiêu cuối cùng là để người Việt tự tay làm ra AI, một nền tảng AI hiểu rõ ngôn ngữ, văn hóa và tư duy của người Việt.
'Ông lớn' ngành xây dựng tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng
Đều nhấn mạnh việc mở rộng thị trường, song mỗi doanh nghiệp xây dựng đều chọn một hướng đi riêng phù hợp với thế mạnh và tầm nhìn dài hạn.
Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt
Người Việt đang hướng tới sống chất lượng, khỏe mạnh, ý nghĩa và độc lập về tài chính, chứ không đơn thuần là kéo dài tuổi thọ.