Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
Mạng lưới kinh tế tuần hoàn được kỳ vọng trở thành trung tâm chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm, quy trình, công nghệ hữu ích giúp các bên liên quan thúc đẩy ứng dụng kinh tế tuần hoàn.
Với nền kinh tế tuyến tính, lượng phát thải ra môi trường ngày càng tăng một cách nhanh chóng. Cùng với đó, thành phần rác thải cũng ngày càng trở nên phức tạp, khó giải quyết, tạo ra áp lực nặng nề cho hệ thống xử lý rác thải.
Mô hình kinh tế tuần hoàn được xem là lời giải cho bài toán về mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, thông qua việc đưa chất thải quay trở lại tham gia vào quá trình sản xuất. Tuy nhiên, quá trình ứng dụng kinh tế tuần hoàn không phải là điều đơn giản mà đặt ra những yêu cầu cao về đổi mới quy trình, công nghệ cũng như các chính sách hỗ trợ.
Trong bối cảnh đó, tổ chức WasteAid đã ra đời. Được thành lập bởi những chuyên gia hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý chất thải, WasteAid hoạt động phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và chính quyền tại các nước đang phát triển thiết lập kinh tế tuần hoàn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Thiết lập mạng lưới kinh tế tuần hoàn
Giới thiệu dự án Mạng lưới kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, bà Michelle Wilson, Giám đốc Mạng lưới kinh tế tuần hoàn WasteAid cho biết, dự án hoạt động thông qua những chương trình hợp tác với chính phủ cũng như doanh nghiệp và các tổ chức tại địa phương, thúc đẩy áp dụng công nghệ trong xử lý rác thải cũng như phân loại rác thải tại nguồn.
Dự án cũng dành mối quan tâm đặc biệt tới nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới xử lý rác thải, phát triển bền vững.
Mạng lưới cũng được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm tài nguyên, trung tâm nguồn lực để chia sẻ những thông tin kiến thức, mô hình thực hành cũng như thành tựu công nghệ tiên tiến để các doanh nghiệp, tổ chức có thể dễ dàng tiếp cận.
Đánh giá cao ý tưởng của WasteAid, TS. Lê Thị Kim Oanh, Trưởng khoa Công nghệ trường Đại học Văn Lang nhận định, thiết lập một mạng lưới là điều vô cùng cần thiết để tạo ra sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, kết hợp thế mạnh riêng của từng chủ thể, từ đó thực hiện được những mục tiêu lớn lao một cách hiệu quả.
Đồng quan điểm với TS. Oanh, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED) nhấn mạnh về tính kết nối của sáng kiến mạng lưới để tạo ra những liên kết mang tính lâu dài và bền vững.
Ông Quân cho biết, mô hình kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng phát triển được các doanh nghiệp lớn lựa chọn để thực hiện hóa tầm nhìn về phát triển bền vững. Thông qua những sáng kiến liên kết, các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội nhận được hỗ trợ về nhiều mặt từ những doanh nghiệp lớn.
Mặt khác, sự liên kết chặt chẽ cũng tạo ra tiếng nói có tác động mạnh mẽ để đề xuất những chính sách, giải pháp cho Chính phủ.
Trong thời gian tới, dự án Mạng lưới kinh tế tuần hoàn sẽ được triển khai với các hoạt động bao gồm chuỗi đào tạo trực tuyến, xây dựng cơ sở kinh tế tuần hoàn ở các địa phương và chương trình cấp vốn cho những cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực phát triển bền vững, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.