Tiêu điểm
Lượng thực, thực phẩm đắt hơn trong mùa dịch khiến CPI tăng tiếp 0,25%
Tổng cục Thống kê cho biết, nhu cầu tích trữ lương thực, thực phẩm tăng cao tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội khiến các mặt hàng này trở nên đắt đỏ hơn, tác động lớn lên CPI tháng 8.

Giá lương thực, thực phẩm tăng tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,51% so với cuối năm ngoái và tăng 2,82% so với tháng 8/2020, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê.
Trong mức tăng 0,25% so với tháng trước, 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ đã có chỉ số giá tăng, 4 nhóm giảm và 3 nhóm giữ giá ổn định.
Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng cao nhất với 0,74% (làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm) do nhu cầu tích trữ lương thực, thực phẩm tăng cao tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội, trong đó, lương thực tăng 0,69%; thực phẩm tăng 0,97%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,19%.
Ở mặt hàng lương thực, giá gạo tăng 0,44% do nhu cầu tiêu dùng, dự trữ gạo của người dân và chi phí vận chuyển gạo giữa các địa phương tăng trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; giá bột mỳ và ngũ cốc khác tăng 3,98%; giá lương thực chế biến tăng 0,82%.
Còn các mặt hàng thực phẩm, giá thịt gia cầm tăng 0,66%; giá trứng các loạt tăng 10,3% do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội và các doanh nghiệp đang thu mua để chế biến trứng vịt muối cho mùa Trung thu sắp tới;
Giá thủy sản tươi sống tăng 2,24% do chi phí vận chuyển, bảo quản và nhu cầu tiêu dùng, tích trữ tăng; giá rau tươi, khô và chế biến tăng 5,12% khi vận chuyển hàng hóa khó khăn, nguồn rau về chợ bán lẻ giảm tại một số địa phương; giá quả tươi và chế biến tăng 0,52% do trong tháng có ngày rằm tháng Bảy âm lịch.
Ở chiều ngược lại, giá thịt lợn giảm 1,81% (làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm) khi nguồn cung thịt lợn tăng; giá các sản phẩm chế biến từ thịt lợn giảm (giá thịt quay, giò, chả giảm 0,37%; mỡ động vật giảm 4,13%).
Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 8 so với tháng trước của một số địa phương: Cần Thơ tăng 3,99%; Vũng Tàu tăng 3,22%; Đà Nẵng tăng 2,65%; Bình Dương tăng 2,62%; Hà Nội tăng 2,21%; Vĩnh Long tăng 1,82%; TP.HCM tăng 1,68%; Đồng Nai tăng 1,47%; Bến Tre tăng 1,09%.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,22% do nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát khi thời tiết nắng nóng tăng cao và giá thuốc lá tăng do chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung giảm.
Nhóm giáo dục tăng 0,04% do giá văn phòng phẩm tăng 0,34%.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02% chủ yếu do dịch Covid-19 diễn biến nhanh và phức tạp, các địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng, chống dịch nên nhu cầu mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch tăng làm giá các loại thuốc tăng 0,08%.
4 nhóm có chỉ số giá giảm gồm nhóm giao thông với mức giảm 0,06% chủ yếu do nhiều đại lý ô tô đưa ra các gói ưu đãi, giảm giá xe hấp dẫn nhằm kích thích sức mua của người tiêu dùng trong tháng 7 âm lịch làm cho giá ô tô giảm; bên cạnh đó, giá vận tải đường sắt giảm 0,37% khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giảm giá.
Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05% do giá điện thoại di động thông minh, máy tính bảng giảm 0,16% và phụ kiện điện thoại di động thông minh, máy tính bảng giảm 0,5%.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 giảm 0,03% chủ yếu do giá thiết bị văn hóa giảm 0,22%; du lịch trọn gói giảm 0,04%.
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,03% do nhu cầu tiêu dùng giảm khi các địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19.
3 nhóm giữ giá ổn định gồm nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với giá điện sinh hoạt tăng 0,35% (làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm) chủ yếu ở các địa phương không được hỗ trợ giảm giá tiền điện; giá gas tăng 2,95%; mặt khác, giá dầu hỏa giảm 1,71%; tiền thuê nhà giảm 1,7% do nhiều hộ gia đình giảm giá để chia sẻ khó khăn với người dân, đồng thời khuyến khích cho thuê lâu dài trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,2%; giá nước sinh hoạt giảm 0,3%.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình có giá ổn định chủ yếu do các siêu thị điện máy giảm giá hàng loạt sản phẩm để kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh dịch Covid-19, tuy nhiên nhu cầu sử dụng các loại vật phẩm tiêu dùng gia đình tăng làm cho giá xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,11%; thuốc diệt côn trùng tăng 0,17%.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác cũng là nhóm hàng giữ mức giá ổn định so với tháng trước.

Tính chung 8 tháng năm 2021, CPI tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 8 tháng tăng 0,9%.
Lạm phát cơ bản tháng 8/2021 giảm 0,02% so với tháng trước, tăng 0,98% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm nay tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Rủi ro lạm phát từ chính sách nới lỏng tiền tệ
CPI tháng 7 tăng 0,62% khi nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn trong mùa dịch
Do tâm lý lo ngại thiếu hàng hóa trong mùa dịch Covid-19, người dân đã tăng cường tích trữ thời gian qua khiến giá nhiều mặt hàng hóa tăng cao hơn.
Nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 6 tăng tiếp
Hàng loạt mặt hàng tăng giá gồm xăng dầu, điện, nước sinh hoạt, gas vật liệu bảo dưỡng nhà ở... khiến chi phí sinh hoạt của người dân cao hơn trong tháng 6.
Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%
Chi phí sinh hoạt của người dân tăng trong tháng 5 khi hàng loạt các mặt hàng đắt hơn so với tháng trước như giá xăng dầu, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, giá điện, nước sinh hoạt, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm.
Giá điện, nước sinh hoạt giảm kéo CPI tháng 4 âm
Một phần chi phí sinh hoạt của người dân giảm trong tháng 4 khi đồng loạt giá điện, nước sinh hoạt giảm lần lượt 0,73% và 1,57%; giá gas xuống 4,86%, dầu hỏa, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm cũng rẻ hơn.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.