CPI tháng 7 tăng 0,62% khi nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn trong mùa dịch

Nhật Hạ Thứ năm, 29/07/2021 - 10:17

Do tâm lý lo ngại thiếu hàng hóa trong mùa dịch Covid-19, người dân đã tăng cường tích trữ thời gian qua khiến giá nhiều mặt hàng hóa tăng cao hơn.

Người dân tăng cường tích trữ hàng hóa tại một số địa phương thực hiện Chỉ thị 16..

"Giá lương thực, thực phẩm tăng tại một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 do người dân có tâm lý lo ngại thiếu hàng hóa đã tăng cường tích trữ. Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới và giá điện sinh hoạt tăng theo nhu cầu sử dụng trong mùa nắng nóng".

Trên đây là những nguyên nhân chính mà Tổng cục Thống kê đưa ra để lý giải về mức tăng 0,62% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2021.

Cụ thể, tháng này có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước.

Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 2,36% (làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 26/6/2021, ngày 12/7 và ngày 27/7 làm chỉ số giá xăng tăng 7,08%, dầu diezen tăng 6,97%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,88% (làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm) chủ yếu do các đợt nắng nóng trong tháng làm chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 3,38% (làm CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm); giá dầu hỏa tăng 7,23%; giá gas tăng 7,77%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,67% (làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm) do nhu cầu tích trữ hàng hóa của người dân tại một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội tăng đột biến làm giá lương thực, thực phẩm tăng, trong đó lương thực tăng 0,36%; thực phẩm tăng 0,95%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,11%.

Ở các mặt hàng lương thực, giá gạo tăng 0,22% chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Nam do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm nhu cầu tiêu dùng và dự trữ gạo của người dân tăng. Đồng thời giá bột mỳ và ngũ cốc khác tăng 2,56%, giá lương thực chế biến tăng 0,36%.

Còn các mặt hàng thực phẩm, giá thịt gia cầm tăng 1,07% do giá thức ăn chăn nuôi tăng. Giá trứng các loại tăng 6,34% do nhu cầu của người dân tăng cao trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

Thủy sản tươi sống cũng tăng giá 1,19% do các tàu thuyền khai thác thủy sản trong tháng hoạt động hạn chế. Rau tươi, khô và chế biến tăng 6,86% do việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, thời gian giãn cách xã hội dài, một số chợ đầu mối tạm ngừng hoạt động, nguồn rau về chợ bán lẻ giảm tại một số địa phương.

Ở chiều ngược lại, giá thịt lợn giảm 1,5% (làm CPI chung giảm 0,05 điểm phần trăm) do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, nhiều nhà hàng, quán ăn, trường học phải đóng cửa làm cho mức tiêu thụ mặt hàng thịt lợn giảm trong khi nguồn cung thịt lợn tăng. Đồng thời khiến các sản phẩm chế biến từ thịt lợn cũng giảm giá theo.

Giá quả tươi và chế biến giảm 0,23% do nguồn cung tăng khi đang vào mùa thu hoạch, trong khi xuất khẩu và vận chuyển giữa các địa phương khó khăn, tiêu thụ qua du lịch giảm.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,18% do nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát trong mùa hè tăng cao cùng với giá thuốc lá tăng 0,43% do nguồn cung giảm.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06% chủ yếu do giá xà phòng và các chất tẩy rửa tăng khi nhu cầu tiêu dùng tăng trong mùa dịch.

Nhóm giáo dục tăng 0,03% do giá văn phòng phẩm tăng 0,25%.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03% chủ yếu do dịch Covid-19 diễn biến nhanh và phức tạp nên nhu cầu mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch tăng làm giá các loại thuốc tăng 0,12%.

Ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: nhóm văn hóa, giải trí và du lịch chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 giảm 0,1% chủ yếu do giá du lịch trọn gói giảm 0,05%; giá khách sạn, nhà khách giảm 0,41%, bên cạnh đó, giá cây, hoa cảnh giảm 0,53% do thời tiết thuận lợi, đang rộ mùa.

Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05% do giá điện thoại di động giảm 0,12% và phụ kiện điện thoại thông minh, máy tính bảng giảm 1,77%.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,03%. Riêng nhóm hàng hóa và dịch vụ khác không đổi.

CPI tháng 7 tăng 0,62% khi nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn trong mùa dịch

CPI tháng 7/2021 đã tăng tăng 2,25% so với tháng 12/2020 và tăng 2,64% so với tháng 7/2020. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng/2021, CPI tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Lạm phát cơ bản tháng 7/2021 giảm 0,06% so với tháng trước và tăng 0,99% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm nay tăng 0,89% so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ Công thương đề xuất ban hành danh mục hàng hóa cấm lưu thông

Bộ Công thương đề xuất ban hành danh mục hàng hóa cấm lưu thông

Tiêu điểm -  3 năm
Bộ Công thương vừa có công văn hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ với nội dung đề xuất ban hàng danh mục hàng hóa cấm lưu thông, thay thế cho danh mục hàng thiết yếu.
Bộ Công thương đề xuất ban hành danh mục hàng hóa cấm lưu thông

Bộ Công thương đề xuất ban hành danh mục hàng hóa cấm lưu thông

Tiêu điểm -  3 năm
Bộ Công thương vừa có công văn hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ với nội dung đề xuất ban hàng danh mục hàng hóa cấm lưu thông, thay thế cho danh mục hàng thiết yếu.
Nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 6 tăng tiếp

Nhiều mặt hàng đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 6 tăng tiếp

Tiêu điểm -  3 năm

Hàng loạt mặt hàng tăng giá gồm xăng dầu, điện, nước sinh hoạt, gas vật liệu bảo dưỡng nhà ở... khiến chi phí sinh hoạt của người dân cao hơn trong tháng 6.

Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

Giá xăng dầu, điện, nước đắt hơn khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

Tiêu điểm -  3 năm

Chi phí sinh hoạt của người dân tăng trong tháng 5 khi hàng loạt các mặt hàng đắt hơn so với tháng trước như giá xăng dầu, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, giá điện, nước sinh hoạt, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Giá điện, nước sinh hoạt giảm kéo CPI tháng 4 âm

Giá điện, nước sinh hoạt giảm kéo CPI tháng 4 âm

Tiêu điểm -  3 năm

Một phần chi phí sinh hoạt của người dân giảm trong tháng 4 khi đồng loạt giá điện, nước sinh hoạt giảm lần lượt 0,73% và 1,57%; giá gas xuống 4,86%, dầu hỏa, nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm cũng rẻ hơn.

Giá thịt lợn xuống thấp khiến CPI tháng 3 giảm 0,27%

Giá thịt lợn xuống thấp khiến CPI tháng 3 giảm 0,27%

Tiêu điểm -  3 năm

Nguồn cung đảm bảo khiến giá thịt lợn giảm mạnh. CPI tháng này cũng giảm 0,27% mặc dù giá xăng dầu được điều chỉnh tăng liên tục.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  1 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  16 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  16 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  18 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  19 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  21 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.