TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Hạ tầng khu công nghiệp, đô thị dịch vụ, logistics trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang được nhiều nhà đầu tư lớn săn đón cơ hội tiếp cận qua các hình thức tài trợ, nghiên cứu lập quy hoạch, đề xuất dự án. Trong đó, có cả những đơn vị chuyên phát triển bất động sản nghỉ dưỡng như Sunshine hay Danko.
Cụ thể, Sunshine Homes (thành viên của Tập đoàn Sunshine) bày tỏ mong muốn nghiên cứu đầu tư xây dựng các khu công nghiệp xanh, logistics, khu đô thị. Cho rằng các dự án dạng này cần được nghiên cứu quy hoạch và triển khai hạ tầng hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế, kết nối giao thông thuận tiện và với quy mô đủ lớn, doanh nghiệp đề nghị UBND tỉnh giới thiệu và chấp thuận giao nghiên cứu các vị trí tiềm năng với quy mô từ 1.000ha trở lên.
Được biết, phát triển bất động sản là mũi nhọn của tập đoàn Sunshine với nhiều dự án đã và đang triển khai từ Hà Nội vào Bình Thuận với tổng mức đầu tư hạng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó điển hình như các dự án: Sunshine City, Sunshine Riverside, Sunshine Wonder Villas, Sunshine City Sài Gòn…
Ít ngày trước khi Sunshine Homes nêu đề xuất, Tổng công ty Viglacera trình bày mong muốn đầu tư tổ hợp khu công nghiệp đô thị - dịch vụ quy mô khoảng 1.000ha với UBND tỉnh.
Cụ thể, Viglacera đề nghị UBND tỉnh chấp thuận cho doanh nghiệp được khảo sát và nghiên cứu lập quy hoạch khu công nghiệp tại xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng với quy mô 400ha. Theo đó, Viglacera mong muốn được cho phép tài trợ 100% kinh phí (bằng sản phẩm) để lập Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng 1/2000.
Đồng thời, doanh nghiệp này (thuộc Bộ Xây dựng) đề nghị tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các Sở (Xây dựng, Tài nguyên và môi trường) giới thiệu địa điểm để tiếp tục khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch khu công nghiệp tại tỉnh với diện tích 600ha.
Viglacera cam kết sẽ bố trí nguồn vốn để thực hiện đầu tư tổ hợp khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ tại tỉnh Lạng Sơn với quy mô 1.000ha đáp ứng tiêu chí khu công nghiệp hiện đại đồng bộ nhằm thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, sử dụng đất có hiệu quả, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của nhà đầu tư theo đúng quy định.
Cùng thời gian này, một tên tuổi đa ngành khác là Công ty CP Tập đoàn Gia Định cũng đánh tiếng đăng ký đầu tư tại tỉnh Lạng Sơn. Tập đoàn (do ông Nguyễn Chí Trung là Chủ tịch hội đồng quản trị) đề nghị khảo sát chi tiết tiến tới đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp: tại huyện Chi Lăng (khu công nghiệp Đồng Bành, quy mô 162ha), tại huyện Hữu Lũng (cụm công nghiệp Hồ Sơn 1 quy mô 74,9ha, Hồ Sơn 2 quy mô 74,9ha và Minh Sơn quy mô 55ha).
Đặt trụ sở chính tại TP Thuận An, tỉnh Bình Dương, Công ty CP tập đoàn Gia Định hoạt động đa ngành với thế mạnh chủ yếu là: đầu tư, xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp, xây dựng nhà xưởng, đầu tư và phát triển năng lượng tái tạo. Trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, công ty đã đầu tư thành công các cụm công nghiệp Tam Lập 1, Tam Lập 2, Nam Tân Uyên…
Ngoài ra còn có Công ty CP Simco Sông Đà đề nghị UBND tỉnh giới thiệu các địa điểm phù hợp để nghiên cứu lập, thực hiện các dự án trên các lĩnh vực như: hạ tầng KCN, xây dựng khu đô thị, xây dưng trung tâm dịch vụ logistics bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.
Theo phê duyệt của Thủ tướng về việc phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Tp. HCM – Mộc Bài đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (tham gia Hành lang Xuyên Á Nam Ninh – Singapore) và quy hoạch phát triển chung của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 xác định các khâu đột phá như phát triển khu kinh tế cửa khẩu, đầu tư kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông vận tải, logistics và hạ tầng khu công nghiệp – đô thị, khai thác tối đa các cơ hội của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Thủ phủ du lịch miền Bắc tiếp tục khẳng định vị thế khi thị trường bất động sản tại đây duy trì được nhịp tăng giá ổn định qua các năm. Các dấu hiệu của thị trường cũng dự báo chu kỳ tăng giá mới sắp được “kích hoạt”.
Ẩn sau cái tên mỹ miều La Pura – “thành phố dưỡng lành” là một dự án cũ từng gây xôn xao với tên gọi Astral City. Sau thời gian dài im ắng, dự án trở lại với diện mạo mới và chiến lược truyền thông bài bản. Nhưng đổi tên liệu có đủ để làm mới niềm tin của người mua nhà?
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.
Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.
KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".