Tiêu điểm
Lùi thời gian nối lại đường bay Việt Nam - Trung Quốc
Theo thông báo mới nhất từ Cục Hàng không Việt Nam, thời gian sớm nhất các hãng hàng không Việt Nam có thể khai thác đến Trung Quốc là cuối tháng 4/2023.
Cục Hàng không Việt Nam mới đây thông tin cho biết các hãng hàng không Việt Nam buộc phải tạm thời lùi thời hạn khai thác đến Trung Quốc đến cuối tháng 4, hoặc sang tháng 5/2023, trong khi chờ các quyết định tiếp theo của Trung Quốc về việc cho phép khách du lịch đến Việt Nam.
Năm 2019 (trước dịch Covid-19), thị trường hàng không Việt Nam – Trung Quốc có 14 hãng hàng không hai nước khai thác, trong đó 11 hãng hàng không Trung Quốc khai thác 32 đường bay từ 14 điểm tại Trung Quốc đến 5 điểm tại Việt Nam, với tổng tần suất đạt 240 chuyến/chiều/tuần.
Phía Việt Nam có 3 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, và Vietjet Air khai thác 72 đường bay từ 5 điểm tại Việt Nam đến 48 điểm tại Trung Quốc, với tổng tần suất đạt 276 chuyến/chiều/tuần thường lệ, và 145 chuyến/tuần/chiều không thường lệ (tổng cộng 421 chuyến/tuần).
Sản lượng vận chuyển năm 2019 đạt xấp xỉ 8 triệu khách, trong đó các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển đạt trên 4,6 triệu khách, chiếm trên 60% thị phần. Trung Quốc là thị trường quốc tế lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ đứng sau thị trường Hàn Quốc), với lượng hành khách đi lại phần lớn là khách du lịch.
Giữa tháng 2/2023, ngành du lịch Trung Quốc công bố mở lại tour du lịch đến 20 quốc gia, nhưng Việt Nam không có tên trong danh sách này. Điều này được đánh giá đã làm chậm kế hoạch khai thác của các hãng hàng không Việt Nam.
Trước đó, sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế với các chuyến bay quốc tế thường lệ từ ngày 8/1/2023, các hãng hàng không Việt Nam đều xây dựng kế hoạch khai thác thị trường này với các bước đi thận trọng, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách công vụ, thương nhân, thăm thân và du học sinh.
Dự kiến, lượng khai thác sẽ tăng dần từ tháng 4/2023 với hy vọng sẽ đón được nguồn khách du lịch quốc tế Trung Quốc.
Cùng với đó, các hãng hàng không Việt Nam đều xây dựng kế hoạch khai thác từ các thành phố của Việt Nam đến nhiều điểm, thành phố của Trung Quốc theo hình thức khai thác thường lệ và thuê chuyến. Điều này nhằm đón đầu sự phục hồi du lịch quốc tế giữa hai nước từ Lịch bay mùa hè 2023 (bắt đầu từ ngày 28/3).
Với chính sách mới, các hãng hàng không Việt Nam phải tạm thời lùi thời hạn khai thác đến Trung Quốc để chờ các quyết định tiếp theo của quốc gia này về việc cho phép khách du lịch đến Việt Nam.
Cú hích du lịch ASEAN khi Trung Quốc mở cửa
Có nên quá lo lắng khi khách Trung Quốc 'chê' Việt Nam?
Đây là dịp tốt để du lịch Việt Nam nhìn lại mình, có chiến lược phát triển và định hướng thị phần phù hợp.
Trung Quốc mở cửa là điểm tựa cho tăng trưởng kinh tế châu Á
Trong bối cảnh áp lực địa chính trị chưa có hồi kết, lạm phát diễn biến khó lường, động thái mở cửa trở lại của Trung Quốc được dự báo sẽ là điểm tựa cho tăng trưởng kinh tế châu Á.
Xuất khẩu của ASEAN khó hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa
Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc được đánh giá khó có thể mang lại sự thúc đẩy đáng kể cho xuất khẩu chung của ASEAN, khi phần lớn hàng xuất khẩu của khu vực sang Trung Quốc được chuyển vào lĩnh vực công nghiệp, thay vì nằm trong chu kỳ tiêu dùng, theo HSBC.
FDI Trung Quốc vào ASEAN tăng mạnh
Sau khi Trung Quốc mở cửa lại, FDI từ quốc gia này vào ASEAN được đánh giá sẽ tiếp tục phát triển mạnh.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.
Thời vận mới của Phú Quốc
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".
Lâm Đồng rà soát điện mặt trời phục vụ điều tra
Lâm Đồng báo cáo về duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện lực giai đoạn 2016-2020 để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Bộ Công thương.
Nguy cơ hồi tố giá FIT tại 4 dự án điện tái tạo: Nhà đầu tư Hàn Quốc lên tiếng
Đại diện cho một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng hồi tố giá FIT các dự án điện tái tạo.
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan
Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.
Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.
Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.
KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới
KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.
Thời vận mới của Phú Quốc
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".