Ai sẽ rót tiền mua cổ phiếu Novaland?

Trần Anh Thứ bảy, 11/03/2023 - 13:50

Kế hoạch tăng vốn lên 50.000 tỷ đồng của Novaland bao gồm 2 phần rõ ràng: tái cấu trúc nợ và bơm vốn để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.

Novaland mới đây đưa ra kế hoạch tăng vốn lên gần 50.000 tỷ đồng trong năm 2023. Đây là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc Novaland đang được thực hiện nhằm đưa tập đoàn này trở lại vị thế nhà phát triển bất động sản hàng đầu.

Kế hoạch tăng vốn bao gồm hai thương vụ. Đầu tiên, NovaLand sẽ phát hành riêng lẻ 975 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn 10.000 đồng/ cổ phiếu, tương đương quy mô tối thiểu 9.750 tỷ đồng. Đối tượng phát hành là nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Nhà đầu tư có thể góp vốn bằng tiền mặt, quyền sử dụng đất, tài sản khác.

Các nhà đầu tư mua cổ phiếu riêng lẻ của Novaland sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được đầu tư góp thêm vào công ty con để tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản phải trả đến hạn. Đồng thời tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư, thanh toán các khoản phải nộp Nhà nước và bổ sung vốn lưu động.

Với nội dung và cấu trúc nêu trên, có thể dự đoán thương vụ trị giá gần 10.000 tỷ đồng kể trên là một giao dịch nhằm chuyển đổi nợ, trái phiếu doanh nghiệp thành vốn cổ phần của Novaland. Đây là cách làm thường thấy của các doanh nghiệp đang gặp vấn đề thành khoản, cần tái cấu trúc lại các khoản nợ.

Cách thực hiện thông thường sẽ là các chủ nợ hay ngân hàng sẽ bán những khoản nợ của Novaland cho một công ty trung gian, theo hình thức trả chậm. Công ty này sau đó hoán đổi nợ thành cổ phiếu Novaland (với giá không thấp hơn 10.000 đồng), rồi thế chấp cổ phiếu này vào ngân hàng làm tài sản đảm bảo cho khoản nợ trả chậm.

Trên thực tế, phương án này mang ý nghĩa tái cấu trúc và không có tiền thực chảy vào trong doanh nghiệp. Bên giãn nợ tăng thêm quyền kiểm soát tại Novaland để đảm bảo lợi ích và kiểm soát rủi ro.

Ngoài đợt phát hành giãn nợ kể trên, cũng trong năm nay, Novaland còn có kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1. Với số cổ phiếu đang lưu hành hơn 1,95 tỷ cổ phiếu, Novaland dự kiến sẽ phát hành thêm 1,95 tỷ cổ phiếu với giá không thấp hơn 10.000 đồng cho các cổ đông hiện hữu. Quy mô của đợt phát hành này, nếu phát hành hết, vào khoảng 19.500 tỷ đồng.

Các cổ đông không muốn mua cổ phiếu này có quyền chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.

Nếu đợt phát hành trước mang ý nghĩa giãn nợ, thì đợt phát hành tiếp theo này thực sự mang lại dòng tiền chảy vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, ai lại muốn mua cổ phiếu Novaland trong đợt chào bán này?

Những nhà đầu tư mua trong đợt chào bán này sẽ phải chịu rủi ro thời gian lưu ký chứng khoán, thường kéo dài vài tháng. Trong quãng thời gian đó, giá cổ phiếu biến động thế nào cũng không thể làm gì được.

Điều bất hợp lý là ngay thời điểm hiện tại, ai cũng có thể mua cổ phiếu Novaland trên sàn chứng khoán với giá cũng chỉ 10.650 đồng/cổ phiếu. Sự chênh lệch giữa giá phát hành thêm và giá trên sàn là không đáng kể, trong khi những người mua trên sàn chỉ phải chịu rủi ro T+2,5, nghĩa là sau 2,5 ngày là đã có thể bán.

Có thể thấy, mức độ hấp dẫn của đợt phát hành trên không cao, rủi ro lại lớn, do đó khó thu hút nhà đầu tư phổ thông. Những người thực sự quan tâm tới đợt chào bán này, sẽ là những cổ đông lớn tại Novaland, đặc biệt là gia đình chủ tịch Bùi Thành Nhơn.

Từ cuối năm ngoái, gia đình ông Nhơn đã liên tục giảm tỷ lệ sở hữu tại Novaland. Trong công bố thông tin gần đây, hiện gia đình Chủ tịch Bùi Thành Nhơn chỉ còn nắm giữ 52% cổ phần của Novaland. Bao gồm 4 cá nhân và 2 pháp nhân liên quan là Novagroup và Công ty Diamond Properties. 

Với tỷ lệ sở hữu hiện tại, ông Nhơn có thể mua thêm tối đa 52% đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu, tương đương khoảng hơn 10.000 tỷ đồng. Trường hợp đợt phát hành tăng vốn tới đây, gia đình ông Bùi Thành Nhơn không tham gia, tỷ lệ sở hữu của gia đình ông tại Novaland tiếp tục giảm xuống chỉ còn hơn 20%, đồng nghĩa với việc gia đình ông không còn là "chủ" của Novaland.

Novaland tăng vốn lên gần 50.000 tỷ đồng để tái cơ cấu nợ

Novaland tăng vốn lên gần 50.000 tỷ đồng để tái cơ cấu nợ

Doanh nghiệp -  2 năm
Novaland dự kiến phát hành riêng lẻ hơn 975 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược/ chuyên nghiệp và 1,9 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Novaland tăng vốn lên gần 50.000 tỷ đồng để tái cơ cấu nợ

Novaland tăng vốn lên gần 50.000 tỷ đồng để tái cơ cấu nợ

Doanh nghiệp -  2 năm
Novaland dự kiến phát hành riêng lẻ hơn 975 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược/ chuyên nghiệp và 1,9 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

Tài chính -  5 giờ

ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

Tài chính -  5 giờ

Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.

Nội lực giúp Home Credit bứt phá

Nội lực giúp Home Credit bứt phá

Tài chính -  8 giờ

Nhiều chỉ số của Home Credit được FiinRatings đánh giá cao hơn trung bình ngành tài chính tiêu dùng, như chất lượng tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  1 ngày

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  3 ngày

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  2 giờ

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  3 giờ

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  4 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

Tài chính -  5 giờ

ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

Tài chính -  5 giờ

Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  5 giờ

Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.