Bất động sản
Dư địa của bất động sản Tây Nam Bộ
Mặt bằng giá thấp cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện chính là dư địa tăng trưởng rất lớn của bất động sản Tây Nam Bộ trong tương lai.

Thị trường ổn định trong khó khăn
Từ cuối năm 2022 đầu năm 2023, trước bối cảnh trầm lắng chung của thị trường bất động sản cả nước, bất động sản Tây Nam Bộ vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định, nhiều khu vực còn ghi nhận mức giá tăng mạnh so với thời điểm trước đó.
Số liệu phân tích thị trường của Batdongsan.com.vn cho thấy, Hậu Giang và An Giang là hai tỉnh có mức độ tăng giá ổn định kể cả trong giai đoạn khó khăn, nhất là đối với phân khúc nhà phố.
Bất chấp sự trầm lắng của thị trường bất động sản, mức giá nhà phố tại các địa phương này đang giữ ở mức từ 35 - 45 triệu đồng/m2, tăng nhẹ so với mức 25 - 30 triệu đồng/m2 thời điểm đầu năm 2023.
Không chỉ mức giá, tỷ lệ quan tâm đến nhà phố tại Tây Nam Bộ cũng được giữ ở mức ổn định. Bên cạnh một số tỉnh có tỷ lệ quan tâm giảm mạnh như Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, phần lớn các tỉnh đều ghi nhận mức độ quan tâm giảm nhẹ như An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ. Thậm chí, Tiền Giang, Long An, Bến Tre còn ghi nhận mức độ quan tâm tăng mạnh, với mức tăng cao nhất ở Tiền Giang đạt 21%.
Tây Nam Bộ: “Vùng đất mới” hút dòng tiền đầu tư bất động sản
Với thị trường nhà riêng, mức độ quan tâm đã cải thiện ở nhiều tỉnh Tây Nam Bộ đầu quý II/2023. Phần lớn các tỉnh đều có mức độ quan tâm ổn định hoặc tăng mạnh. Riêng Tiền Giang tăng đến 45% về mức độ quan tâm so với quý I. Về giá bán, Hầu hết các tỉnh như Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, An Giang đều ghi nhận mức giá không nhiều biến động, chỉ giảm nhẹ hoặc tăng nhẹ so với đầu năm 2022.
Một số thị trường trọng điểm như Cần Thơ, giá bán nhà phố không biến động mạnh, dù mức độ quan tâm tiếp tục giảm từ 8 - 19% trong quý II/2023 so với quý trước đó. Với thị trường đất nền, giá bán ở Ninh Kiều tăng nhẹ vào đầu năm 2023, ở mức 43 triệu đồng/m2.
Tương tự, tại Hậu Giang, thị trường đất nền thành phố Vị Thanh ghi nhận tăng trưởng tốt về cả mức độ quan tâm và giá rao bán với mức độ quan tâm tăng 14% và giá bán tăng 30% so với đầu năm 2023, từ 4 triệu đồng/m2 lên 7 triệu đồng/m2.
Giá bán nhà phố tại Hậu Giang cũng tăng mạnh từ mức 23 triệu đồng/m2 thời điểm quý II/2022 lên mức 43 triệu đồng/m2, quý II/2023. Mức tăng gấp đôi trong bối cảnh thị trường đầy khó khăn.
Sự sôi động của bất động sản Hậu Giang trong thời gian vừa qua được lý giải là do sự xuất hiện của hàng loạt dự án bất động sản. Trong đó, đáng chú ý là khu đô thị Cát Tường Western Pearl 1 và 2 do Cát Tường Group làm chủ đầu tư.
Với tổng diện tích 80ha, tọa lạc tại trung tâm hành chính TP. Vị Thanh, sở hữu hạ tầng hoàn thiện, pháp lý minh bạch, sở hữu những tiện ích đẳng cấp như khu kinh tế đêm, công viên kỳ quan cổ đại,… Cát Tường Western Pearl đã và đang liên tục thu hút sự chú ý lớn trên thị trường bất động sản Hậu Giang nói riêng, Tây Nam Bộ nói chung.
Bên cạnh đó, nhiều dự án lớn khác cũng đã được đầu tư như khu đô thị The Venice City của chủ đầu tư TNT Land Group, khu đô thị Dic Victory City của DIC...
Hưởng lợi từ hạ tầng và vùng trũng về giá
Bàn về “điểm nóng” đầu tư của thị trường bất động sản Tây Nam Bộ, nhiều chuyên gia cho rằng, kế hoạch phát triển hạ tầng liên kết vùng, quy hoạch phát triển đô thị và tăng trưởng kinh tế là các yếu tố tạo nên tiềm năng của bất động sản khu vực.
Ông Lê Bảo Long, Giám đốc chiến lược Batdongsan.com.vn đánh giá, Tây Nam Bộ là điểm sáng về đầu tư với tiềm năng cả trong quy hoạch hạ tầng và dư địa tăng trưởng.
Theo kế hoạch, đến năm 2030 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 760 km đường cao tốc, đến năm 2050 là 1.180 km đường cao tốc. Trong vòng 4 năm tới, khu vực này sẽ có thêm cầu Rạch Miễu 2, Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền, cầu Đình Khao qua sông Cổ Chiên và cầu Đại Ngãi nối đôi bờ sông Hậu với tổng mức đầu tư hơn 20 nghìn tỷ đồng.
Ông Long dẫn chứng, đến thời điểm hiện tại, đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành và đưa vào khai thác các đoạn tuyến cao tốc như Bến Lức - Trung Lương (40 km), Trung Lương – Mỹ Thuận (51 km), Cao Lãnh – Lộ Tẻ (29 km) và Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (51 km). Những tuyến cao tốc này ngoài tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế còn góp phần thúc đẩy, tạo “cú hích” cho thị trường bất động sản các tỉnh miền Tây phát triển.
Hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu vực miền Tây đang được hoàn thiện với nhiều dự án giao thông trọng điểm được triển khai đầu tư là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng bất động sản. Lịch sử cũng cho thấy, quy hoạch hạ tầng và nơi nào có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển, có hướng mở trong quy hoạch, thì giá trị bất động sản nơi đó thường tăng mạnh.
Mặt khác, về tăng trưởng kinh tế, sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, khí hậu, Tây Nam Bộ không chỉ phát huy tiềm năng tăng trưởng nông nghiệp, xuất khẩu thủy hải sản mà còn thu hút mạnh dòng vốn FDI lĩnh vực công nghiệp, năng lượng sạch, logistics…
Thời gian qua, khu vực này cũng liên tục thu hút dòng vốn từ nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước, tổng nguồn vốn đầu tư công dự kiến giai đoạn 2021 – 2025 tăng 23,3%.
Bên cạnh sự phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông, một yếu tố khác khiến các nhà đầu tư quan tâm đến bất động sản Tây Nam Bộ là mặt bằng giá còn rất thấp. Dự báo, trong giai đoạn từ 2023 -2030, thị trường này vẫn sẽ tiếp tục hút sóng đầu tư với dư địa phát triển dồi dào nhờ lợi thế về giá và quỹ đất đa dạng.
Trong khi tại TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, giá bất động sản đã quá cao, quỹ đất gần như đã được lấp đầy thì thời gian qua, thị trường bất động sản khu vực miền Tây phát triển tương đối ổn định, ít xảy ra tình trạng sốt ảo, mặt bằng giá thấp.
Tại Cần Thơ, giá đất chưa bằng một nửa so với các thành phố tương đồng là Hải Phòng, Đà Nẵng. Còn tại các tỉnh như Hậu Giang, giá bất động sản hiện mới chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 so với Cần Thơ.
Tại thời điểm quý II/2023, giá nhà phố ở Hậu Giang đang ở mức trên 40 triệu đồng/m2, trong khi đó mức giá này tại Cần Thơ là 90 triệu đồng/m2. Mức giá nhà riêng tại Hậu Giang đang ở mức trên 10 triệu đồng/m2, trong khi Cần Thơ là 50 triệu đồng/m2. Tương tự, giá đất nền tại đây chỉ chưa đến 10 triệu đồng/m2, còn tại Cần Thơ là trên 20 triệu đồng.
Với "vùng trũng" rất thấp về giá bất động sản cùng sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông kết nối, kéo theo đó là xu hướng đầu tư dịch chuyển tới các thị trường mới lân cận, theo nhiều chuyên gia, tiềm năng của bất động sản Tây Nam Bộ là rất lớn trong thời gian tới.
'Chỉ báo đáy' cho đầu tư bất động sản
Thời điểm dòng tiền đầu tư quay lại bất động sản
Thị trường bất động sản đã bắt đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực trở lại, song nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ khi nào mặt bằng lãi suất trung bình giảm xuống dưới 10%, khi đó dòng tiền đầu tư cá nhân mới quay trở lại thị trường.
Tiến độ gỡ vướng các dự án bất động sản tại TP.HCM
Trong 101 kiến nghị thuộc thẩm quyền, Sở Tài nguyên và môi trường đã hoàn thành giải quyết 10 kiến nghị còn 73 kiến nghị đang giải quyết.
Bất động sản Tây Nguyên bất động
Quý I/2023, bất động sản Tây Nguyên đã chứng kiến sự "đứng yên bất động" khi thị trường sơ cấp hoàn toàn không ghi nhận giao dịch.
Bất động sản nghỉ dưỡng: Thanh khoản ảm đạm vẫn không giảm giá bán
Trong bối cảnh tỷ lệ giao dịch rất thấp, phần lớn các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đều tiếp tục lựa chọn kéo dài thời gian ra hàng, chờ thời điểm tốt để mở bán, thay vì giảm giá để có thanh khoản ở hiện tại.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Kinh tế bứt phá, bất động sản Thanh Hoá sôi động nhờ đại dự án
Thị trường bất động sản Thanh Hoá đang có những bước tăng trưởng bứt phá khi loạt dự án khủng bắt đầu đi vào hoạt động.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Khó mơ 'thủ phủ' trung tâm dữ liệu nếu Việt Nam vẫn thiếu điện và hạ tầng
Việt Nam sẽ giải quyết bài toán phát triển trung tâm dữ liệu ra sao, khi các quốc gia đi trước đều gặp thách thức về năng lượng, cũng như tiêu chuẩn xanh hóa?
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.