Nghị trường ‘nóng’ chuyện sản xuất điện tái tạo

Nhật Hạ Thứ sáu, 02/06/2023 - 20:52

Nhiều dự án điện mặt trời, điện gió đã sản xuất nhưng không được sử dụng gây lãng phí. Điều này đến từ nghịch lý: nơi có tiềm năng về nắng và gió lại là nơi có phụ tải thấp. Vì thế, muốn sử dụng nguồn điện này phải đầu tư khá lớn cho truyền tải lưu trữ điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Thời gian gần đây, truyền thông đưa tin nhiều về tình trạng lãng phí năng lượng tái tạo và những khó khăn của những doanh nghiệp trong lĩnh vực này, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) phản ánh tại phiên thảo luận chiều ngày 1/6 của Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị xác định rất rõ, xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa nguồn năng lượng hóa thạch, sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời cho phát điện. Đây là định hướng chiến lược cho một giai đoạn phát triển, đại biểu Hiển nhấn mạnh.

Trước khi có nghị quyết này, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng có nhiều văn bản có tính đột phá về cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển điện gió, điện mặt trời.

Tuy nhiên, đại biểu cho biết, gần đây trong các văn bản điều hành, cơ quan chức năng có sự thay đổi đột ngột về mặt chính sách, nhất là các quy định về khung giá điện, nhà máy phát điện, nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Trong đó, không khuyến khích, ưu đãi, các dự án điện gió, điện mặt trời như Nghị quyết 55, mà không còn có các quy định còn thắt chặt hơn so với các dự án điện truyền thống, chứa nhiều quy định chưa thật sự hợp lý và tập trung. Việc này làm cho các nhà đầu tư không lường trước được rủi ro.

Thực tế, số dự án không kịp vận hành thương mại để hưởng giá FIT phải đàm phán với EVN theo giá thấp hơn 21-29% theo khung giá phát điện của Bộ Công thương đưa ra đầu năm nay.

Bởi vậy, sản lượng lớn điện gió, điện mặt trời không được đưa vào sử dụng, gây lãng phí và đẩy nhà đầu tư điện tái tạo vào cảnh khó khăn, nguy cơ phá sản. Về lâu dài, theo ông, việc này có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Từ thời điểm trễ hẹn giá FIT đến nay có trên 4.600 MW từ các dự án trên không được khai thác, đưa vào sử dụng. Trong khi chúng ta đang thiếu điện, đại biểu Hiển phản ánh.

Phụ tải thấp là lý do gây ra lãng phí các dự án điện mặt trời, điện gió
Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Đoàn tỉnh Lâm Đồng)

Do đó, ông đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương cần xem xét lại chính sách nêu trên theo hướng việc điều chỉnh chính sách phải có phương án giảm sốc, có lộ trình hợp lý, tránh việc thay đổi chính sách một cách quá đột ngột…

Bên cạnh đó, đại biểu Hiển cho rằng cần sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn, đồng bộ, kịp thời, bảo đảm sự phát triển bền vững cho ngành năng lượng tái tạo.

Bổ sung những bất cập trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (tỉnh Bạc Liêu), mặc dù chủ trương luôn khẳng định khuyến khích đầu tư năng lượng tái tạo trong thực tiễn đầu tư, nhưng doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời phải có chi phí đầu tư cao hơn so với lĩnh vực khác.

Song thời gian vừa qua, việc định giá để mua điện gió, điện mặt trời lại thấp hơn giá từ điện than, điện chạy dầu diezel. Mặt khác, trong khi mua chưa hết công suất của điện gió, điện mặt trời ở trong nước, lại đi nhập khẩu điện từ các nước lân cận, gây ra tình trạng bức xúc trong doanh nghiệp lĩnh vực này vì không đảm bảo cái quyền lợi chính đáng.

Đại biểu Hoa Ry bày tỏ không hiểu vì sao lại có những cái bất cập này và cho rằng nếu không kịp thời tháo gỡ, đây cũng chính là điểm nghẽn cản trở cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Phụ tải thấp là lý do gây ra lãng phí các dự án điện mặt trời, điện gió 1
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (đoàn tỉnh Bạc Liêu)

Vì vậy, bà đề nghị Chính phủ quan tâm và sớm chỉ đạo các ngành chức năng có giải pháp tháo gỡ những khó khăn này cho doanh nghiệp, đồng thời cũng để đảm bảo các mục tiêu trong việc thực hiện Quy hoạch điện VIII về phát triển nguồn năng lượng tái tạo phục vụ cho sản xuất điện sớm đi vào cuộc sống.

Giải trình trước Quốc hội chiều ngày 1/6, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết điện gió, điện mặt trời phát triển khá nhanh ở nước ta trong thời gian gần đây, do cơ chế, chính sách khuyến khích của nhà nước khá hấp dẫn.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn phát triển điện gió, điện mặt trời, tuy nhiên, có một số nghịch lý: nơi có tiềm năng về nắng và gió lại là nơi có phụ tải thấp, vì thế, muốn sử dụng hệ thống điện này phải đầu tư khá lớn cho truyền tải lưu trữ điện.

Mặt khác, để duy trì thường xuyên, an toàn hệ thống điện, phát huy hiệu quả năng lượng tái tạo, phải có một nguồn điện nền ổn định, để bù đắp khi không có nắng, gió. Ở Việt Nam, điện than, điện dầu, điện khí sinh khối, thủy điện cũng được xem là điện nền.

Bởi vậy, dù có đắt hơn, phát thải cacbon có nhiều hơn, trong ngắn hạn chúng ta chưa có nguồn, giải pháp khác thay thế, thì các nguồn điện truyền thống vẫn được duy trì để bảo đảm an toàn hệ thống điện, bộ trưởng Diên khẳng định.

Phụ tải thấp là lý do gây ra lãng phí các dự án điện mặt trời, điện gió 2
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên

Than, dầu khí là những nguyên liệu sơ cấp, được thị trường thế giới ấn định giá, những năm qua, do đứt gãy nguồn cung, giá cao dẫn đến giá điện cũng cao hơn nếu chưa tính đến phí truyền tải.

Điện mặt trời không tốn tiền mua, giá thành chỉ phụ thuộc vào giá cả công nghệ, thiết bị, tuy nhiên, công nghệ thế giới phát triển nhanh, nên giá thành thiết bị công nghệ giảm đi hàng năm trung bình từ 6-8%. Về lâu dài, năng lượng tái tạo sẽ là nguồn rẻ nhất nếu chưa tính chi phí truyền tải, lưu trữ điện.

Về cơ chế tính giá năng lượng tái tạo, cơ sở pháp lý căn cứ vào luật Điện lực, luật Giá và các nghị định của Chính phủ. Bộ Công thương đã xây dựng khung giá được xác định trên cơ sở số liệu thống kê của các nhà máy điện mặt trời, điện gió, so sánh với số liệu của cơ quan năng lượng quốc tế, thực hiện đúng quy trình lấy ý kiến Bộ Tài chính, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội đồng tư vấn về kết quả thẩm định khung giá.

Bộ trưởng khẳng định cơ chế giá cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp như khung giá hiện hành là phù hợp với giá thế giới và thực tiễn kinh tế xã hội trong nước.

Hiện cả nước có 85 nhà máy điện năng lượng tái tạo đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng không đủ điều kiện hưởng giá FIT, với tổng công suất 4.726 MW.

Theo ông, không thể phủ nhận sự lãng phí nếu các dự án đã đầu tư mà không được khai thác, sử dụng. Nhưng hầu hết chủ đầu tư các dự án này đã chạy đua thời gian để hưởng giá FIT, bỏ qua hoặc bỏ sót thủ tục, thậm chí vi phạm pháp luật.

Để không lãng phí, không bị xem là hợp thức hóa cái sai, vi phạm pháp luật, cần chủ trương của các cấp có thẩm quyền, nỗ lực của chủ đầu tư và các bộ, ngành, địa phương mới có thể tháo gỡ, theo bộ trưởng.

Đường đến giá FIT của 28 dự án điện mặt trời

Đường đến giá FIT của 28 dự án điện mặt trời

Tiêu điểm -  1 năm
Sau khi Quyết định 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời được ban hành (với một phần nội dung được tham mưu bởi Bộ Công thương), cánh cửa hưởng giá FIT vô hình chung đã rộng mở với hàng loạt dự án điện mặt trời.
Đường đến giá FIT của 28 dự án điện mặt trời

Đường đến giá FIT của 28 dự án điện mặt trời

Tiêu điểm -  1 năm
Sau khi Quyết định 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời được ban hành (với một phần nội dung được tham mưu bởi Bộ Công thương), cánh cửa hưởng giá FIT vô hình chung đã rộng mở với hàng loạt dự án điện mặt trời.
Hai bài toán khó của chuỗi khí điện LNG Thị Vải

Hai bài toán khó của chuỗi khí điện LNG Thị Vải

Tiêu điểm -  1 năm

Thuộc danh mục các dự án trọng điểm dầu khí và nguồn điện chậm triển khai, chuỗi khí điện LNG Thị Vải đang vấp phải nhiều trở ngại đặc biệt về vốn và tiến độ theo như kỳ vọng của Chính phủ.

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ được vận hành thương mại

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ được vận hành thương mại

Tiêu điểm -  1 năm

Nhà máy lượng mặt trời Phù Mỹ đã chính thức được công nhận vận hành thương mại và trở thành dự án điện tái tạo chuyển tiếp trong nước đầu tiên được công nhận COD.

Nhiều dự án điện chuyển tiếp thiếu toàn bộ hồ sơ COD

Nhiều dự án điện chuyển tiếp thiếu toàn bộ hồ sơ COD

Tiêu điểm -  1 năm

Nhiều dự án điện tái tạo chuyển tiếp thiếu toàn bộ hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại khi gửi hồ sơ cho EVNEPTC.

Đường đến giá FIT của 28 dự án điện mặt trời

Đường đến giá FIT của 28 dự án điện mặt trời

Tiêu điểm -  1 năm

Sau khi Quyết định 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời được ban hành (với một phần nội dung được tham mưu bởi Bộ Công thương), cánh cửa hưởng giá FIT vô hình chung đã rộng mở với hàng loạt dự án điện mặt trời.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  7 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  8 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  8 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  22 giờ

Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  1 ngày

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Vàng -  22 phút

Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  2 giờ

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  2 giờ

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  5 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  7 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  8 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Đọc nhiều