Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Nhiều người thích tự nhận là nhà lãnh đạo trong khi họ thực sự không xứng đáng với điều đó, chuyên gia xây dựng thương hiệu cá nhân Nicolas Cole nhận định.
Nicolas Cole từng làm việc với nhiều nhà lãnh đạo đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Cole cũng là cây viết nổi tiếng trên trang hỏi đáp Quora.com với hơn 11 triệu lượt view, tác giả của Confessions of a Teenage Gamer.
Theo Cole, một nhà lãnh đạo thực thụ sẽ có 9 biểu hiện sau:
1. Lắng nghe trước, hành động sau
Họ luôn tìm hiểu mọi việc trước khi bắt đầu hành động.
Việc vội vàng ra quyết định mà chưa hiểu rõ ngọn nguồn dễ khiến bạn mắc sai lầm nghiêm trọng. Để có thể lãnh đạo hiệu quả, bạn nên dành thời gian lắng nghe và nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của người khác. Bí quyết ở đây là đặt bản thân vào địa vị của mọi người để xem xét tình huống.
2. Không ra quyết định lúc nóng giận
Một người sếp luôn nóng nảy, la mắng nhân viên không phải là nhà lãnh đạo thực thụ. Họ chỉ là một người nắm giữ vị trí quản lý đang hạnh phúc trong chuyến du ngoạn quyền lực.
Nhà lãnh đạo thực thụ luôn chờ cảm xúc cá nhân lắng xuống sau đó mới đưa ra suy nghĩ chắc chắn về tình hình trước khi đi đến kết luận.
3. Biết những gì bản thân không biết
Sẽ thật nguy hiểm nếu một nhà lãnh đạo tự hào vỗ ngực tuyên bố "biết hết mọi thứ". Thực tế, năng lực của một nhà lãnh đạo giỏi không nằm ở việc họ có thể trả lời được mọi câu hỏi mà là biết tìm ra người phù hợp làm việc đó.
Nhà lãnh đạo thực thụ không xem những thiếu sót hiểu biết của mình như một điểm yếu bởi nó vốn dĩ không phải thế. Việc tự cho mình biết hết mọi thứ khiến nhà lãnh đạo không còn tinh thần ham học hỏi, từ đó dễ nảy sinh tâm lý tự cho mình là "cái rốn của vũ trụ".
4. Không bao giờ là người thông minh nhất phòng
Những nhà lãnh đạo kém cỏi thường thích thuê những nhân viên có trình độ thấp hơn họ như một cách đảm bảo vị trí quyền lực hay ít ra để bản thân cảm thấy không bị đe dọa.
Một nhà lãnh đạo thực thụ không bao giờ muốn trở thành người thông minh nhất phòng, họ luôn để bản thân được vây quanh bởi những bộ óc giỏi. Công việc của họ sau đó là để nhân viên phát huy thế mạnh riêng.
5. Xem thành tựu là cả một quá trình
Nhà lãnh đạo chân chính hiểu rằng thành công không phải là thứ có được trong ngày một ngày hai. Chúng là kết quả của hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần làm việc và cả sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Họ luôn đánh giá cao quá trình làm việc chăm chỉ cũng như sự chăm chỉ mỗi ngày.
6. Phản hồi mang tính xây dựng thay vì tiêu cực
Luôn có sự khác biệt giữa "sự phê bình mang tính xây dựng" với "sự chỉ trích tiêu cực". Sự tiêu cực không đem lại ích lợi gì để giúp đỡ người khác. Nhà lãnh đạo tuyệt vời luôn tìm cách để có thể giúp đỡ mọi người thay vì nói lời chỉ trích người khác.
7. Làm những việc cần phải làm
Bất cứ nhà lãnh đạo nào tỏ ý thoái thác bằng câu nói "đó không phải công việc của tôi" sẽ không phải là lãnh đạo thực thụ.
Quả thật, mọi người cần tập trung vào đúng công việc chuyên môn của mình và có trách nhiệm với chúng. Nhưng điều đó không có nghĩa khi khó khăn xảy ra, nhà lãnh đạo lại lùi bước và đẩy trách nhiệm cho nhân viên bằng cách tuyên bố "Mọi người phù hợp xử lý việc đó hơn tôi, hãy tìm cách giải quyết nó đi". Công việc của nhà lãnh đạo xuất phát từ trách nhiệm mà bạn đang gánh vác chứ không chỉ từ chuyên môn.
8. Xây dựng nền văn hóa tích cực
Một nền văn hóa tích cực sẽ tạo ra những kết quả tuyệt vời. Tuy nhiên, điều đó cần sự nỗ lực lâu dài của nhà lãnh đạo. Quan trọng hơn, một nền văn hóa tích cực sẽ tạo ra một môi trường giúp nhân viên cảm thấy được trao quyền để thành công.
9. Luôn tìm ra cách giải quyết vấn đề
Bất cứ ai nói rằng: "Điều này là không thể. Chúng ta không thể" sẽ không phù hợp để làm lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo thực thụ biết rằng luôn có cách giải quyết vấn đề. Nó có thể không phải là cách mọi người định ra ban đầu nhưng là cách tạm thời có thể giải quyết vấn đề.
Nhà lãnh đạo tuyệt vời luôn tìm ra giải pháp và làm bất kể điều gì có thể giúp công ty/tổ chức vượt qua trở ngại trước mắt.
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.