Tiêu điểm
ADB cung cấp 299 triệu USD cho Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng
Các dự án được triển khai ở 4 tỉnh Đông Bắc gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và 4 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ gồm: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hôm qua (18/12) thông báo đã phê duyệt khoản vay trị giá 150 triệu USD để giúp cải thiện tính kết nối kinh tế cho bốn tỉnh Đông Bắc gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang và Lạng Sơn.
Đây là các tỉnh đều có tiềm năng đáng kể để trở thành những đầu mối thương mại nhờ vị trí chiến lược trong mạng lưới giao thương giữa Trung Quốc, thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng và Hành lang kinh tế Bắc – Nam trong Tiểu vùng Mê-kông mở rộng do ADB tài trợ.
Tuy nhiên, những tiềm năng này chưa được phát huy đầy đủ, với tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của bốn tỉnh trong năm 2015 mới chỉ đạt 1.160 USD, so với mức trung bình cả nước là 2.036 USD.
Dự án Cơ sở Hạ tầng cơ bản cho Tăng trưởng đồng đều ở các tỉnh Đông Bắc sẽ giúp dỡ bỏ những rào cản thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản trong các lĩnh vực then chốt bao gồm thương mại, giao thông, y tế và nông nghiệp.
Cụ thể, dự án sẽ giúp cải thiện kết nối đường bộ giữa các tỉnh bằng việc nâng cấp khoảng 121km tỉnh lộ và 144km huyện lộ, cấp nước nông thôn cho khoảng 42.300 người, và cải thiện cơ sở hạ tầng chuỗi giá trị nông nghiệp ở tỉnh Lạng Sơn thông qua kết nối từ-trang trại-tới-chợ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp địa phương.
Dự án cũng sẽ tăng cường năng lực cho các chính quyền cấp tỉnh, đặc biệt về quản lý tài sản công.
Tổng chi phí của dự án là 195,9 triệu USD, trong đó phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam là 45,9 triệu USD. Dự kiến dự án sẽ được hoàn thành vào quý I năm 2023.

Đồng thời, một khoản vay trị giá 149 triệu USD được ADB cung cấp để giúp cải thiện các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản tại bốn tỉnh vùng Bắc Trung Bộ gồm: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị.
Hỗ trợ của ADB bao gồm một khoản vay thông thường trị giá 52 triệu USD và một khoản vay ưu đãi trị giá 97 triệu USD.
Tổng chi phí dự án là 203,52 triệu USD, trong đó phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam là 54,52 triệu USD.
Theo ADB, phát triển kinh tế tại các tỉnh Bắc Trung Bộ bị hạn chế bởi cơ sở hạ tầng cơ bản không đồng đều, với tỷ lệ nghèo khổ năm 2015 ở mức 13% so với tỷ lệ trung bình cả nước là 7%.
Hơn nữa, các tỉnh này rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và được dự báo là nơi có sự gia tăng nhiệt độ trung bình hằng năm cao nhất của cả nước - ở mức 1,7% - và lượng mưa hằng năm tăng tới 20%.
Để khắc phục những vấn đề này, dự án sẽ cải thiện tính kết nối giữa các tỉnh bằng việc nâng cấp và xây dựng khoảng 214km tỉnh lộ và huyện lộ thích ứng khí hậu, mang lại lợi ích cho khoảng hơn 900.000 người.
Dự án sẽ thúc đẩy phát triển kinh doanh bằng việc xây dựng và cải tạo cấp nước nông thôn, phòng chống lũ lụt, thủy lợi, và các dịch vụ cảng biển. Nó cũng sẽ giúp tăng cường năng lực cho chính quyền các tỉnh, đặc biệt về quản lý tài sản công. Dự kiến dự án sẽ được hoàn thành vào quý I năm 2023.
ADB hỗ trợ Việt Nam 170 triệu USD để phát triển đô thị xanh
ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,7% cho năm 2017 và 2018
Triển vọng tăng trưởng GDP được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) điều chỉnh tăng lên 6,7% cho cả hai năm 2017 và 2018, so với các mức dự báo tương ứng đã công bố trước đây là 6,3% và 6,5%.
ADB hỗ trợ Việt Nam 170 triệu USD để phát triển đô thị xanh
Ban Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt 170 triệu USD vốn vay để giúp Chính phủ Việt Nam cải tạo cơ sở hạ tầng đô thị và ứng phó biến đổi khí hậu, với khoảng 116.000 hộ gia đình được hưởng lợi tại các thành phố Huế, Vĩnh Yên và Hà Giang.
Giám đốc ADB tại Việt Nam: Cố tăng trưởng tín dụng sẽ gặp hai rủi ro lớn
Theo ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, việc cố gắng duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức cao sẽ có nhiều rủi ro lớn liên quan đến thâm hụt tài chính, ngân sách và đảm bảo chất lượng tín dụng.
ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống 6,3%
ADB dự kiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2017 sẽ đạt 6,3%, thấp hơn so với dự báo trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) công bố hồi tháng 4/2017.
ADB - Việt Nam: 20 năm hợp tác và hơn 7.000 km đường
20 năm hợp tác, ADB đã giải ngân cho hơn 30 dự án giao thông vận tải với trên 7.000 km đường các loại cho Việt Nam.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.