Phát triển bền vững
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Việt Nam đang triển khai một loạt thay đổi mang tính chiến lược, hướng đến mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay và tăng trưởng hai con số trong nhiều năm tiếp theo, đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới.
Những thay đổi mang tính chiến lược đó được đặt trong bối cảnh hết sức thách thức, không chỉ là những bất ổn địa chính trị, thương mại toàn cầu mà còn là yêu cầu phát triển bền vững đang dần trở thành xu thế tất yếu tại những thị trường lớn.
TS. Lê Thái Hà, Giám đốc Quỹ Vinfuture và Quỹ Vì tương lai xanh, Tập đoàn Vingroup, đánh giá, bối cảnh đó đặt ra “áp lực 3 chiều” cho các quốc gia và doanh nghiệp, vừa phải tăng trưởng, vừa phải đảm bảo năng lực cạnh tranh và tích hợp phát triển bền vững.
Chọn mẫu số chung
Đầu năm nay, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035, trong đó đưa ra mục tiêu thực hiện kinh tế tuần hoàn để tạo ra động lực tăng trưởng mới.
Quan điểm này cũng được nhấn mạnh bởi ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), tại Diễn đàn ESG Việt Nam do báo Dân trí tổ chức.
Cụ thể, ông Huy cho rằng, để đạt được mục tiêu kép tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, cần đưa các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sạch trở thành động lực trọng tâm.

Muốn như vậy, cần tái định hình mô hình tăng trưởng, thay vì dựa vào khai thác triệt để tài nguyên, xuất khẩu gia công và sử dụng lao động giá rẻ làm lợi thế như giai đoạn trước đây.
Thực tế, với việc phát triển bền vững trở thành tiêu chuẩn khắt khe tại các thị trường lớn trên thế giới, yêu cầu xanh hóa đang dần là yếu tố đảm bảo xuất khẩu – một trong “cỗ xe tam mã” của kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, để thực sự tạo ra động lực tăng trưởng, yếu tố bền vững cần vượt lên khỏi “đảm bảo tiêu chuẩn thị trường”, thay vào đó là tạo ra những đóng góp tích cực vào giá trị của sản phẩm cũng như nâng cao thương hiệu và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Điều này có thể hiện thực hóa thông qua những giải pháp quản trị tinh gọn, quản trị hiệu suất chuỗi cung ứng để tiết giảm chi phí vận hành, giảm tiêu hao tài nguyên không cần thiết, hoặc tạo ra giá trị thặng dư, chẳng hạn như nông nghiệp hữu cơ cho ra nông sản chất lượng, an toàn hơn.
Giải pháp cho doanh nghiệp tăng trưởng từ phát triển bền vững
Hiện thực hóa tầm nhìn đưa các mô hình phát triển trở thành động lực tăng trưởng, ông Huy đề xuất cần phải đầu tư mạnh vào hạ tầng chuyển đổi xanh và số hóa, bao gồm phát triển các dự án năng lượng tái tạo, nâng cấp hệ thống giao thông xanh, thông minh, hệ thống xử lý chất thải hiệu quả.
Song song với đó, hạ tầng số cũng cần được đảm bảo để doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có thể giám sát, đo lường, quản lý thực hành ESG thông qua dữ liệu.
Đại diện Văn phòng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững cũng khuyến nghị Việt Nam cần xây dựng khung chính sách ESG quốc gia một cách đồng bộ, qua đó tạo nền tảng để doanh nghiệp thực hiện và báo cáo theo một lộ trình cụ thể.
Như vậy, doanh nghiệp có thể thực hiện phương án chuyển đổi một cách hiệu quả hơn so với việc “tự bơi” hoặc làm theo các tiêu chuẩn quốc tế, vốn có thể tồn tại nhiều yếu tố khác biệt so với tình hình thực tiễn tại Việt Nam.
Việc chuyển đổi không thể thiếu tài chính. Do đó, hệ thống tài chính cũng cần có những bước chuyển mạnh mẽ theo hướng thúc đẩy tín dụng xanh, trái phiếu xanh và quỹ đầu tư ESG, tạo ra trợ lực hiệu quả cho doanh nghiệp.
Sắp tới, thị trường tín chỉ carbon bắt buộc sẽ được vận hành thí điểm tại Việt Nam, được kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn tài chính cho những doanh nghiệp, đơn vị triển khai hiệu quả giải pháp giảm phát thải.
Bên cạnh đó, yếu tố nhân lực cũng cần được quan tâm, thông qua đào tạo lại, nâng cao kỹ năng liên quan đến phát triển bền vững cho người lao động và tích hợp các yếu tố bền vững vào chương trình giáo dục.
Ông Huy nhấn mạnh giải pháp then chốt là nâng cao năng lực thể chế, thực thi pháp luật để tạo ra tính minh bạch, nhất quán và hiệu quả cho mọi chính sách khuyến khích phát triển bền vững.
Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG
Ngân hàng dù không phát thải trực tiếp nhưng lại nắm quyền lực trong chuỗi phát thải thông qua các khoản tín dụng và đầu tư.
Vòng vây ESG và lựa chọn tất yếu của DEEP C, Sợi Thế Kỷ
Trách nhiệm ESG không còn dừng ở phạm vi nội bộ doanh nghiệp mà trải dài cả chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu đầu vào cho đến phân phối sản phẩm.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Nguồn cung khan hiếm, bất động sản liền thổ tại trung tâm TP.HCM được săn đón
Giữa bối cảnh nguồn cung khan hiếm, các khu dân cư mới với quỹ đất hiếm hoi còn sót lại trở thành tài sản quý giá được khách hàng săn đón. Không chỉ đáp ứng nhu cầu an cư, nhà phố trong khu dân cư còn là kênh đầu tư an toàn với tiềm năng tăng giá liên tục.
Ba vấn đề lớn Luật hóa các nội dung của Nghị quyết 42
Thống đốc cho biết các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết số 42.
Đặt vé máy bay trên app ngân hàng, được hỗ trợ 24/7
Đặt vé máy bay online đang trở nên dễ dàng và an tâm hơn khi người dùng sử dụng app ngân hàng, mọi vấn đề phát sinh được xử lý nhanh chóng 24/7.
Ngân hàng số Cake tạo cách mạng chuyển khoản với AI
Ngân hàng số Cake by VPBank đã ra mắt tính năng "Chuyển tiền nhanh AI”, cho phép người dùng chuyển khoản mà không cần nhập tay thủ công.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.