Tài chính
Ngân hàng bán lẻ thắng lớn
Dịch Covid-19 đã trở thành một phép thử, làm nổi bật hơn sức mạnh của các mô hình, chiến lược ngân hàng bán lẻ. Sức mạnh không chỉ thể hiện ở lợi nhuận, mà cả ở khả năng giảm thiểu và kiểm soát rủi ro.
Báo cáo tài chính quý III/2020 của các ngân hàng công bố gần đây cho thấy một hiện tượng đáng chú ý: nhiều ngân hàng tăng trưởng tổng tài sản, huy động và cho vay không cao, lãi suất cho vay liên tiếp các đợt giảm để hỗ trợ khách hàng, nhưng tăng trưởng lợi nhuận lại rất ấn tượng.
Cụ thể, tương quan 9 tháng đầu năm nay rất rõ, nhiều ngân hàng thương mại tăng trưởng tổng tài sản dưới 10%, thậm chí có ngân hàng còn ghi nhận mức giảm như Eximbank đến gần 10%, một số ngân hàng khác tăng trưởng tín dụng chỉ 6 - 7%. Theo chiều ngược lại, nhiều ngân hàng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 2 con số.
Tính chung nhóm 12 ngân hàng niêm yết hàng đầu tăng trưởng lợi nhuận trung bình đạt hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng phần lớn các ngân hàng không có được sự tăng trưởng ổn định qua các quý, ngoại trừ Techcombank và VIB.
Theo các chuyên gia, câu trả lời chung cho hiện tượng này chính là thắng lợi của các mô hình và chiến lược bán lẻ mang lại cho các ngân hàng.
Phép thử bất ngờ từ Covid-19
Đến cuối tháng 9, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 6,1%, thấp hơn nhiều so với mức 9,4% cùng kỳ năm trước. Covid-19 được dẫn giải là một nguyên nhân chính, làm đứt gãy nhu cầu và sức hấp thụ tín dụng trong nền kinh tế.
Cũng là Covid-19, nợ xấu tăng lên rõ rệt. Đi cùng với đó là chi phí trích lập rủi ro bị đội lên cao. Và để hỗ trợ khách hàng giảm thiểu khó khăn bởi đại dịch này, các ngân hàng thương mại đã có nhiều đợt giảm lãi suất cho vay từ đầu năm đến nay.
Nhưng, mùa báo cáo quý III vừa qua cho thấy nhiều ngân hàng thương mại vẫn tăng trưởng lợi nhuận cao. Thậm chí có thành viên bứt phá một cách toàn diện như Techcombank. Ngân hàng này đã nối dài 20 quý liên tiếp tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tăng tới 20,9% so với cùng kỳ, đặc biệt nợ xấu giảm mạnh từ 1,8% cùng kỳ 2019 xuống chỉ còn 0,6% - thấp nhất toàn hệ thống, tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu được gia cố rất mạnh lên 148%, từ mức 77% cùng kỳ năm trước.

Trong khi tổng tài sản chỉ tăng 4,6%, tín dụng tăng 8,3% so với đầu năm, kết quả kinh doanh của Techcombank chỉ ra lợi nhuận đã không còn dựa quá nhiều vào mở rộng tài sản và đẩy cao tăng trưởng tín dụng như truyền thống hoạt động các ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều năm trước. Thay vào đó, mô hình và chiến lược bán lẻ, phát triển mạnh dịch vụ trở thành động lực cho hiệu quả hoạt động.
Có thể nói, qua các báo cáo tài chính được công bố, dịch Covid-19 đã đánh mạnh vào tín dụng, làm gia tăng nợ xấu và gây tổn thương các ngân hàng thương mại. Nhưng chính Covid-19 tạo nên phép thử nổi bật, chiến lược ngân hàng bán lẻ đã và đang tạo sự bù đắp, cân đối bền vững hơn.
Chiến lược được đề cao
Nhìn sang một trường hợp khác, tại Đại hồi đồng cổ đông đầu năm nay, VIB đưa ra mục tiêu tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ lên tới 85%. Hay tại Vietcombank, sau khi gia tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ lên trên 50%, tốc độ tăng trưởng mảng này tiếp tục được đẩy cao 9 tháng đầu năm nay với hơn 13% trong khi tăng trưởng tín dụng chung chỉ hơn 6%...
Nguyên nhân là do trong bối cảnh lãi suất cho vay trên liên ngân hàng về gần 0%/năm, lãi suất cho vay bán buôn cạnh tranh về mức thấp, cho vay bán lẻ có tỷ lệ lãi biên cao hơn để nâng hiệu quả sử dụng vốn.
Nhưng, ngân hàng bán lẻ không chỉ là cho vay. Tính bền vững và “miễn nhiễm” với Covid-19 càng thể hiện ở việc phát triển và gia tăng các dịch vụ bán lẻ.
Tại cuộc gặp gỡ các chuyên viên phân tích và nhà đầu tư vừa qua, đại diện Techcombank nhấn mạnh ở định hướng chiến lược, thay vì dẫn đầu về tăng trưởng tín dụng, hướng mà ngân hàng này tập trung là duy trì dẫn đầu trong phát triển khách hàng bán lẻ, bảo hiểm, tư vấn và phân phối trái phiếu, giao dịch thẻ, ngân hàng số... Những khu vực này đã chứng minh sự độc lập tương đối với dịch Covid-19 và rủi ro nợ xấu gây ra bởi dịch bệnh.
Kết quả không hẳn là những con số tỷ đồng thể hiện trên báo cáo tài chính. Ngân hàng bán lẻ được đo lường ở tính lâu bền và hiệu quả như mỗi khách hàng sử dụng bao nhiêu dịch vụ, lượng giao dịch ở các kênh tăng lên thế nào, thu hút thêm được bao nhiêu khách hàng trong kỳ, hay tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) có tăng lên hay không…
Cũng tại Techcombank, tỷ lệ CASA đến cuối quý III/2020 tiếp tục tạo kỷ lục của chính ngân hàng cũng như của toàn hệ thống lên tới 38,6% so với mức 34,5% cuối năm 2019.
Một điểm đáng chú ý từ CASA của Techcombank cho thấy rõ chiến lược đã được lựa chọn gồm tập trung vào ngân hàng số, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ trên các kênh giao dịch điện tử.
Theo dữ liệu của Ngân hàng nhà nước, bình quân số dư tiền gửi thanh toán trên tài khoản khách hàng cá nhân của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam chỉ vào khoảng 5,6 triệu đồng/tài khoản thì riêng tại Techcombank bình quân vượt trội tới 21 triệu đồng/tài khoản, đến cuối quý III/2020.
CASA là một trong những điểm hội tụ tiêu biểu của thành quả phát triển ngân hàng bán lẻ và phát triển dịch vụ. Tỷ trọng này giúp pha loãng chi phí huy động, tăng cạnh tranh cho vay và hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng ở một khía cạnh quan trọng hơn, CASA bình quân trên tài khoản càng cao, càng phản ánh năng lực tài chính của khách hàng, mà ở đây tạo “bộ đệm” năng lực trả nợ tốt hơn khi kết nối với tín dụng và quản trị rủi ro.
Ngân hàng Nhà nước ủng hộ
Nhìn lại những năm gần đây và đến nay, có một trùng hợp ngẫu nhiên rằng chính các ngân hàng thương mại bán lẻ thành công như đều được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn hẳn so với nhiều thành viên khác.
Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, trong top được tăng trưởng tín dụng cao nhất 2020 có Techcombank, VPBank, VIB, TPBank và HDBank với hạn mức 19 - 23%. Vietcombank cũng được giao tăng 10%, cao hơn so với hạn mức ở nhóm “Big4”.
Việc Ngân hàng Nhà nước ủng hộ khi giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao giống như một “chứng chỉ” về chất lượng và an toàn tăng trưởng tín dụng. Nhìn ngược lại, nếu tín dụng bán lẻ nhiều rủi ro hẳn nhà quản lý đã kiểm soát một chỉ tiêu thấp hơn.
Tất nhiên, điểm cốt lõi là chỉ tiêu cao được giao cho những thành viên có năng lực tương ứng, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, có bảng cân đối tài chính lành mạnh và đạt chuẩn. Không còn là ngẫu nhiên khi Techcombank, Vietcombank hay VIB đều nằm trong nhóm những ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam đáp ứng toàn diện Basel II trước thời hạn.
Đặc biệt, khi mà Bộ Tài chính mới xây dựng dự thảo đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam với đề xuất lộ trình áp dụng IFRS bắt đầu từ năm 2022, Techcombank đã hoàn tất và áp dụng IFRS9 từ năm 2018. Đây cũng là ngân hàng thương mại đang sở hữu tỷ lệ an toàn vốn (CAR) lên tới 16,7%, cao hơn gấp đôi yêu cầu của Basel II.
“Có thể nói kết quả của năm nay thực sự bắt đầu bằng nỗ lực của nhiều năm trước. Tất cả những công việc như tìm hiểu phân khúc khách hàng, đi sâu vào hiểu đặc thù của từng phân khúc, tái thiết kế mô hình kinh doanh, đưa ra những giải pháp, sản phẩm phù hợp với từng phân khúc đều nằm trong chiến lược mà Techcombank đã dày công xây dựng và thực hiện từ 5 năm trước", ông Phùng Quang Hưng, Phó tổng giám đốc thường trực Techcombank lý giải thêm tại cuộc tiếp xúc giới phân tích và nhà đầu tư vừa qua.
Bên cạnh đó, những quyết định miễn phí toàn bộ các giao dịch trên các kênh điện tử để khách hàng yên tâm giao dịch trên nền tảng ngân hàng số hàng đầu Việt Nam của Techcombank, hay việc dịch chuyển tài sản sang những phân khúc có giá trị cao, có chất lượng cao, việc tối ưu hóa nguồn huy động vốn, chi phí vốn để tạo ra lợi thế cạnh tranh mới… đã giúp Techcombank đạt được kết quả khả quan như hiện nay.
Techcombank lãi trước thuế 10.700 tỷ đồng sau 9 tháng
Techcombank lãi trước thuế 10.700 tỷ đồng sau 9 tháng
Techcombank tiếp tục duy trì được chuỗi tăng trưởng kết quả kinh doanh ấn tượng trong bối cảnh nhiều thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Techcombank bổ nhiệm CEO mới
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) thông báo ông Jens Lottner đã được bổ nhiệm vào cương vị Tổng Giám đốc ngân hàng kể từ ngày 18/08/2020.
Lựa chọn kinh doanh “Rủi ro thấp – Lợi nhuận cao” của Techcombank
Techcombank được đánh giá là một ngân hàng sở hữu chất lượng tài sản và nền tảng vốn mạnh mẽ, khả năng sinh lời ổn định. Sự thành công của Techcombank có sự đóng góp quan trọng từ chiến lược “Khách hàng là trọng tâm” và lựa chọn kinh doanh mang tên “Rủi ro thấp – Lợi nhuận cao”.
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Techcombank đạt 6.737 tỷ đồng
Techcombank tiếp tục duy trì được chuỗi tăng trưởng doanh thu ấn tượng 19 quý liên tiếp trong bối cảnh nhiều thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG
Ngân hàng dù không phát thải trực tiếp nhưng lại nắm quyền lực trong chuỗi phát thải thông qua các khoản tín dụng và đầu tư.
ACB xây 'thành trì' khách hàng chắn bão thuế quan
Liệu con tàu ACB có thể về đích, khi liên tục xuất hiện những cơn gió ngược như Mỹ áp thuế đối ứng, hay bóng ma chiến tranh thương mại ngày một hiện hữu?
Tái cấu trúc danh mục đầu tư trước biến cố thuế quan Mỹ
Dù mức thuế quan cao mà Mỹ dự kiến áp dụng sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vào những biến động khó lường, các chuyên gia vẫn chỉ ra những điểm sáng đầu tư về trung, dài hạn.
Tín dụng tăng mạnh ngay từ đầu năm
Trong ba tháng đầu năm 2025, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt mức 2,5% so với cuối năm 2024, cao gấp gần 10 lần so với mức tăng cùng kỳ năm trước.
UOB cấp tín dụng xanh cho Navico thúc đẩy thủy sản bền vững
UOB Việt Nam đã tài trợ 19 dự án tài chính xanh trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất, nông nghiệp và thủy sản bền vững.
Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Elite Boutique: 'Điểm chạm' khai mở thị trường tiêu dùng giàu tiềm năng bậc nhất
Sở hữu không gian thương mại tinh tế, sang trọng với những đặc quyền được “may đo” cho giới tinh hoa, Elite Boutique hứa hẹn là mô hình kinh doanh “hái ra tiền” trong bối cảnh các khách hàng thượng lưu ngày càng chú trọng đến các trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa.
Vietjet ký thoả thuận tài chính 300 triệu USD với AV AirFinance
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.
Quản trị “nút thắt cổ chai” trong hạ tầng logistics
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Sự thật trần trụi về tiền
Một doanh nghiệp hiểu rõ tiền là gì, kinh tế vận hành ra sao, và chính sách tác động thế nào đến hành vi thị trường, sẽ có khả năng đưa ra quyết định chính xác hơn.
Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại mới
Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.
FPT Retail toan tính gì khi bán SIM điện thoại tích hợp dịch vụ y tế
Sự kết hợp không tưởng giữa hai dịch vụ vốn không liên quan là SIM số và nhà thuốc lại cho thấy rõ tham vọng một tập toàn y tế kiểu mới ở FPT Retail.