Tài chính
Ngân hàng nào đi đầu về áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế?
Bên cạnh Basel II, nhiều ngân hàng cũng đã áp dụng Basel III, IFRS 9. Các chuẩn mực quốc tế giúp ngân hàng nâng cao quản trị rủi ro và cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành. Điều này cũng góp phần giúp hệ thống tổ chức tín dụng nói chung phát triển hiệu quả, bền vững.
Cách đây 7 năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bắt đầu ban hành nhiều quy định theo định hướng áp dụng Basel II cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó, theo quy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN, các ngân hàng áp dụng và tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo tiêu chuẩn của Basel II.
Nhìn lại quá trình đi đến Basel II, dù Thông tư 41 được đưa ra năm 2016 nhưng các ngân hàng Việt mới chỉ bắt đầu đáp ứng được từ đầu năm 2019. Những ngân hàng đầu tiên “tốt nghiệp” Base II tại Việt Nam là Vietcombank và VIB, được NHNN tổ chức lễ công nhận vào tháng 11/2018 và chính thức áp dụng từ 01/01/2019. Ngay sau VIB và Vietcombank, nhiều ngân hàng khác cũng bắt đầu áp dụng Thông tư 41 như OCB (12/2018), ACB, TPBank, MB, VPBank (tháng 4/2019),… và sau 3 năm, đến nay đã có hơn 20 ngân hàng đáp ứng được quy định này.
Tuy nhiên, Thông tư 41 mới chỉ quy định về tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và yêu cầu về minh bạch thông tin và kỷ luật thị trường – trụ cột 1 và 3 của Basel II và hành trình hoàn thiện trụ cột 2 vẫn tiếp tục (Trụ cột 2 đánh giá nội bộ về mức đủ vốn). Tháng 11/2019, VIB là ngân hàng đầu tiên công bố hoàn tất 3 trụ cột này. Tiếp đến là các ngân hàng như Vietcombank, VPBank, TPBank và MSB,…
Ý thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro, dù Basel II là yêu cầu cao nhất của cơ quan quản lý tại Việt Nam hiện nay nhưng nhiều ngân hàng cũng đã bắt tay vào việc triển khai Basel III với nhiều tiêu chí khắt khe hơn. Được biết, Basel III nhằm bổ sung, khắc phục những hạn chế của Basel II, chủ yếu là về quản trị thanh khoản, giúp ngân hàng chống chịu trước các rủi ro và ngăn ngừa tổn thất hệ thống. Các ngân hàng từng tiên phong trong Basel II cũng tiếp tục dẫn đầu triển khai Basel III.
Chẳng hạn như VIB đã triển khai áp dụng các chỉ số quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel III từ 2020. VIB cùng với Vietcombank cũng là những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai bộ tiêu chuẩn củng cố chất lượng về vốn và đặc biệt là năng lực thanh khoản. Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác như TPBank, MSB, SeABank, MSB,… cũng đã tích cực áp dụng Basel III thời gian qua và một số đã công bố hoàn thành được hết các yêu cầu.
Bên cạnh các hiệp ước Basel, các nhà băng cũng tiến tới áp dụng các chuẩn mực quốc tế khác như chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Trong đó, VIB và Techcombank là hai ngân hàng đã tiên phong hoàn thành báo cáo tài chính năm 2020 theo chuẩn mực này trong nửa đầu năm 2021. TPBank cũng công bố hoàn thành các yêu cầu IFRS 9 vào cuối tháng 9 vừa qua.
Những chuẩn mực quốc tế này giúp ngân hàng đối phó với các tình huống rủi ro về tài chính, kinh tế và mở ra cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế. Không thể chối cãi những lợi ích to lớn từ việc áp dụng IFRS hay Basel III, nhưng việc thực hiện các tiêu chuẩn khắt khe lại không dễ dàng với đại bộ phận các ngân hàng. Như đã thấy, chỉ một số ít nhà băng đã triển khai và áp dụng thành công một hoặc cả hai tiêu chuẩn này, hoặc đang trong quá trình áp dụng.
Nhưng cũng nhờ chú trọng quản trị rủi ro mà những ngân hàng đi đầu về Basel II, Basel III, IFRS đang là những ngân hàng thuộc top đầu khả năng sinh lời, top đầu chất lượng tài sản tốt và được xếp hạng cao không chỉ trong nước mà còn trên quốc tế. Từ đó, các ngân hàng có cơ hội thu hút dòng vốn từ nước ngoài, nâng cao uy tín đối với khách hàng và nhà đầu tư.
Chẳng hạn, Techcombank đã huy động được hơn 1 tỷ USD khoản vay hợp vốn từ nước ngoài trong tháng 7. Trước đó, ngân hàng này cũng đã tiếp cận thị trường cho vay hợp vốn quốc tế vào tháng 10 năm ngoái, với khoản vay trị giá 800 triệu USD. Hồi tháng 4, VPBank cũng thông báo đã rút vốn thành công toàn bộ khoản vay hợp vốn quốc tế trị giá 600 triệu USD, kỳ hạn 3 năm.
Trước đó, VIB cũng đã huy động được 260 triệu USD khoản vay hợp vốn quốc tế. Trong đợt công bố tháng 8 vừa qua, VIB là một trong số các ngân hàng thương mại được xếp hạng Top đầu bởi NHNN cho năm 2021, dựa trên kết quả đánh giá với điểm số cao về an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản.
Mới đây, Tổ chức xếp hạng Moody's Investors Service (Moody’s) cũng đã nâng xếp hạng của 12 ngân hàng Việt Nam, trong đó đều là những cái tên tiên phong trong quản trị rủi ro tại thị trường Việt Nam. Điều này khẳng định, uy tín của nhiều ngân hàng Việt trên thị trường quốc tế đang ngày càng được củng cố và nâng cao.
VIB đạt lợi nhuận 7.800 tỷ đồng sau 9 tháng
VIB đạt lợi nhuận 7.800 tỷ đồng sau 9 tháng
Ngân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh chưa kiểm toán cho 9 tháng đầu năm 2022 với hiệu quả kinh doanh vượt trội, bảng tổng kết tài sản vững mạnh, các chỉ số quản trị rủi ro và thanh khoản ở mức an toàn cao, cùng với mức xếp hạng ở nhóm cao nhất ngành bởi NHNN.
VIB đến gần hơn với người trẻ qua The Masked Singer
The Masked Singer Việt Nam với sự đồng hành của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) cùng ý tưởng độc đáo, mới mẻ và sự tham gia của những giọng ca nội lực đã liên tiếp vào top trending của các nền tảng số.
VIB đạt lợi nhuận 6 tháng hơn 5.000 tỷ, tăng 27% so với cùng kỳ
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 30%, tiếp tục trong nhóm dẫn đầu thị trường.
Lợi nhuận quý I của VIB đạt gần 2.300 tỷ đồng
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2022 với lợi nhuận đạt gần 2.300 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 26% so với cùng kỳ và tiếp tục duy trì vị thế top đầu ngành về hiệu quả hoạt động với ROE đạt 30%.
Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Chưa hưởng lợi từ thuế VAT, Phân bón dầu khí Cà Mau đã lãi lớn
PVCFC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm mạnh, nhưng chỉ sau hai quý đầu năm, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch cả năm, cho thấy dư địa tăng trưởng còn lớn trong bối cảnh thận trọng điều hành.
Giá vàng hôm nay 17/6: Cơn sốt đã hạ nhiệt?
Giá vàng hôm nay 17/6 giảm 200 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, theo xu hướng của thị trường quốc tế.
Hiện đại hóa nền kinh tế cũng cần đến triết lý dân sinh
Khi cả nước đang bàn luận về việc áp dụng thuế hóa đơn điện tử thay thế thuế khoán, phía sau những con số và quy định là một câu hỏi triết học sâu sắc: làm thế nào để hiện đại hóa phục vụ cho dân sinh, chứ không phải dân sinh phục vụ cho hiện đại hóa?
Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành
Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.
Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.