Tài chính
Ngân hàng quốc doanh sắp trở lại đường đua?
Các ngân hàng quốc doanh được dự báo sẽ bứt tốc trở lại nhờ nhiều yếu tố hậu thuẫn như áp lực dự phòng rủi ro giảm, thu trước từ phí bảo hiểm bancassurance…
Các ngân hàng quốc doanh vừa trải qua quý kinh doanh không mấy thuận lợi. Trong quý 3, lợi nhuận trước thuế của BIDV tăng trưởng âm so với cùng kỳ; lợi nhuận của VietinBank chỉ tăng 5%; Vietcombank có mức tăng trưởng tốt nhất, đạt 15%, song vẫn thấp hơn khá nhiều nếu so sánh với các ngân hàng cổ phần tư nhân.
Vietcombank – đại diện tiêu biểu nhất của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và cũng quán quân lợi nhuận ngành ngân hàng nhiều năm qua tỏ ra hụt hơi khi lợi nhuận quý 3 gần như tương đương với Techcombank. BIDV thậm chí còn đứng sau nhiều ngân hàng khác như MB hay VPBank.
Mặc dù vậy, tình hình có thể sẽ được cải thiện hơn kể từ quý 4 năm nay. Các ngân hàng quốc doanh sẽ bứt tốc trở lại nhờ nhiều yếu tố hậu thuẫn như áp lực giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng giảm bớt, được cấp thêm room tín dụng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao, áp lực dự phòng rủi ro thấp…
Công ty chứng khoán Maybank KimEng (MBKE) dự báo, năm nay, Vietcombank sẽ đạt 27.199 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 11% so với năm 2020). Bộ đệm dự phòng nợ xấu lớn và một nửa phí trả trước bảo hiểm (bancassurance) hàng năm sẽ được ghi nhận trong quý 4/2021 là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận tăng tốc trong quý này.
Dù có ghi nhận sự suy giảm chất lượng tài sản trong quý 3, song đây không phải vấn đề lớn với Vietcombank. Cụ thể, tổng các khoản cho vay bị ảnh hưởng chiếm khoảng 4-5% tổng dư nợ. Tuy nhiên, tổng mức trích lập dự phòng vào cuối tháng 9 là 26,4 nghìn tỷ đồng, cao hơn tổng tài sản có vấn đề (nợ nhóm 2, nợ xấu và nợ tái cơ cấu). Ngân hàng cũng chia sẻ rằng trong đợt bùng phát dịch Covid-19 trước đó, tỷ lệ các khoản nợ tái cơ cấu chuyển thành nợ xấu chỉ ở mức 4-5%.
Vietcombank cho biết có kế hoạch xử lý nợ xấu trong quý 4/2021 với mục tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 1% vào cuối năm. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu mục tiêu trong khoảng 200-250%.
Với VietinBank, ngân hàng cũng dự kiến ghi nhận lợi nhuận đột biến gần 7.500 tỷ đồng trong quý 4/2021, đưa lợi nhuận cả năm đạt 21.356 tỷ đồng.
Bộ đệm dự phòng lớn và phí trả trước từ hợp đồng bảo hiểm là cơ sở để VietinBank đạt mức lợi nhuận này. Mặc dù vậy, mức lợi nhuận này có thể sẽ không như dự báo của MBKE, nếu VietinBank trì hoãn việc ghi nhận phí bancassurance vào năm 2022.
Tương tự, BIDV dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt và là ngân hàng về đích lợi nhuận sớm nhất năm nay. Nhóm phân tích SSI Research nhận định, quý 3 có thể đã là đáy lợi nhuận của BIDV.
Cụ thể, quý 3 ghi nhận tín dụng và huy động của BIDV đều tăng trưởng khá. Ngân hàng đã phát hành 7,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu cấp 2 để củng cố bộ đệm vốn. Giấy tờ có giá và tiền gửi từ khách hàng tăng thêm lần lượt 9,6 nghìn tỷ đồng và 16 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn này được sử dụng để cho vay khách hàng và gửi tiền tại NHNN do thanh khoản vẫn dồi dào. So với quý trước, tăng trưởng tín dụng của BIDV tăng 2,1% cao hơn Vietcombank và Vietinbank. NIM cũng được duy trì ở mức 3%, cao hơn so với Vietinbank.
Bên cạnh tín dụng tăng tốt, chất lượng tài sản vẫn ổn định. Trong quý 3/2021, BIDV đã xóa 5,4 nghìn tỷ đồng nợ xấu (chiếm 0,4% tổng dư nợ cho vay vào cuối quý 2/2021), khiến tỷ lệ nợ xấu không đổi ở mức 1,6%. Nợ nhóm 2 cũng biến động quanh mức 1,1%.
Trong khi đó, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cải thiện lên 140%, do ngân hàng trích lập dự phòng thêm 7 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng 2021, BIDV đã xóa 12,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tăng 34% so với cùng kỳ) và trích lập dự phòng thêm 23 nghìn tỷ đồng (tăng 44%).
Theo SSI Research, những nỗ lực này đã giúp các chỉ tiêu về chất lượng tài sản cải thiện đáng kể. Việc NIM được duy trì tốt và trích lập dự phòng khá lớn, lợi nhuận của BIDV trong quý 4 được dự báo tăng trưởng mạnh. Lợi nhuận trước thuế 2021 ước tính đạt 13,5 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2020.
Thất bại của SMBC, UOB và Morgan Stanley khi đầu tư vào ngân hàng Việt Nam
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.