Trung Quốc ‘đánh tiếng’ trước cuộc gặp Mỹ bên lề G20
Bắc Kinh liên tục thể hiện lập trường cứng rắn về chiến tranh thương mại trước cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung bên thềm hội nghị trượng đỉnh G20.
Chỉ trong 1 ngày, biên độ dao động của giá vàng thế giới lên tới 30 USD, độ rộng kỹ thuật hiếm có của loại tài sản này.
Phiên châu Á sáng nay, giá vàng được đẩy lên ngưỡng kháng cự 1.430 USD/ounce, lập đỉnh mới trong 6 năm qua.
Tuần trước, giá vàng đã tăng tới 4% và thuận lợi phá vỡ ngưỡng 1.400 USD/ounce. Thị trường ghi nhận mức tăng tuần tốt nhất trong 3 năm của kim loại quý.
Nguyên nhân chính đến từ nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn gia tăng mạnh trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Ngoài ra, chỉ số đồng USD chạm đáy 3 tháng cũng góp phần tạo nên 'cơn sốt vàng'.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump hôm qua công bố lệnh trừng phạt lên lãnh tụ tối cao của Iran. Ông Trump cho rằng lãnh tụ Khamenei đứng sau các hành động gây bất ổn của Iran thời gian qua và cảnh báo việc trừng phạt có thể kéo dài nhiều năm. Yếu tố địa chính trị luôn làm nổi bật chức năng an toàn truyền thống của vàng.
Thêm nữa, lệnh trừng phạt này còn tác động lên thị trường dầu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung dầu trên thế giới do Iran hiện là nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ 3 của OPEC.
Dầu được xem là hàng hóa ‘dẫn dắt’ trong lĩnh vực hàng hóa thô. Giá dầu tăng sẽ tác động tích cực tới giá của các hàng hóa khác, trong đó có vàng.
Bên cạnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuần trước cũng ra tín hiệu sẵn sàng nới lỏng chính sách để đối phó kinh tế đi xuống. Giới đầu tư tin rằng Fed có thể hạ lãi suất ngay tháng sau, điều này khiến đồng USD giảm sâu, đồng thời tăng thêm sự hấp dẫn cho vàng.
Về mặt kỹ thuật, việc giá vàng vượt ngưỡng 1.350 USD/ounce đã kích hoạt làn sóng mua vào để đầu cơ giá lên. Điều này đã tạo nên hiệu ứng ‘tâm lý đám đông’ giúp cầu vàng được đẩy mạnh.
Phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước, dự trữ tại quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust, đã tăng tới 4,6%. Đây là mức tăng ngày lớn nhất 11 năm qua của quỹ.
Theo số liệu của Bloomberg, tiền đang chảy mạnh vào thị trường vàng. Trong tháng 6, giới đầu tư đã rót khoảng 3 tỷ USD vào các quỹ giao dịch hoán đổi ETF vàng. Các ngân hàng trung ương cũng đang gia tăng nắm giữ vàng như Kazakhstan, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Ole Hansen, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa cơ bản thuộc Saxo Bank cho rằng, tất cả các dữ liệu hiện đều có lợi cho kim loại quý. Những ai mua vàng trong mấy tuần qua đều không muốn rơi vào thị trường đúng đỉnh.
Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy thị trường này đang trở nên quá nóng. Chỉ số sức mạnh tương đối của vàng đang rơi sâu vào vùng mua quá nhiều, và cẩn trọng khi giới đầu tư có thể sớm quyết định chốt lãi nếu không có thêm những chất xúc tác bên ngoài mới để giữ đà tăng’.
Ngoài ra, ông Hansen còn cảnh báo tới giới đầu tư vàng nên cẩn trọng với những diễn biến bất ngờ trong cuộc họp G20 tuần này như liên quan tới căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Quy đổi sang đồng Việt Nam, giá vàng thế giới tương đương 40,4 triệu đồng/lượng (chưa tính phí vận chuyển và phí bảo hiểm), cao hơn giá vàng SJC 1,4 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng trong nước cũng đang tăng mạnh, tính đến 10h sáng nay: Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn ghi nhận SJC tăng 350.000 đồng/lượng so với sáng qua, niêm yết tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh ở mức 39 – 39,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tại khu vực Hà Nội, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 39 – 39,27 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC tại 39- 39,3 triệu đồng một lượng. So với hôm qua, giá này tăng tới 270.000 đồng ở chiều mua và 350.000 đồng ở chiều bán.
Bắc Kinh liên tục thể hiện lập trường cứng rắn về chiến tranh thương mại trước cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung bên thềm hội nghị trượng đỉnh G20.
Sau Huawei, Washington đã đưa thêm 5 cái tên liên quan đến công nghệ của Bắc Kinh vào danh sách đen với lý do an ninh quốc gia ngay trước thềm cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo tại G20.
Chỉ trong vòng 20 ngày, giá vàng đã tăng tới 100 USD/ounce, biên độ dao động rộng nhất trong vòng gần 4 năm qua.
Liên tiếp các “miếng” thuế quan được Mỹ và Trung Quốc đưa ra và chiến tranh thương mại thậm chí đang phủ bóng lên nhiều lĩnh vực khác.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.