Quốc tế

Trung Quốc ‘đánh tiếng’ trước cuộc gặp Mỹ bên lề G20

Hoàng Dũng Thứ hai, 24/06/2019 - 20:05

Bắc Kinh liên tục thể hiện lập trường cứng rắn về chiến tranh thương mại trước cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung bên thềm hội nghị trượng đỉnh G20.

Hàng trăm tỷ USD giá trị thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị gia tăng thuế. Ảnh: CNN

Thành viên đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc cho rằng cả Bắc Kinh và Washington sẽ cần thỏa thiệp nếu hướng tới một thỏa thuận khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp mặt bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tuần này tại Nhật Bản.

Thứ trưởng Bộ Thương mại của Trung Quốc Vương Thụ Văn (Wang Shouwen) đã thể hiện lập trường của nước này trước cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo.

Ông cho rằng Bắc Kinh không nên là bên duy nhất nhượng bộ trong nỗ lực chấm dứt chiến tranh thương mại kéo dài suốt một năm qua.

"Chúng tôi nên gặp nhau ở nửa đường, có nghĩa rằng cả hai bên cần phải thỏa hiệp và nhượng bộ chứ không chỉ là một bên", SCMP dẫn lời.

Theo đó, để đạt được thỏa thuận thương mại, cả Mỹ và Trung Quốc cần đàm phán dựa trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của mỗi bên, tôn trọng các quy tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và có lợi cho đôi bên.

Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong bài viết mới nhất khẳng định: “Cách duy nhất để một quốc gia chiến thắng chiến tranh là thông qua phát triển chứ không phải thỏa hiệp. Để đạt được sự phát triển, Trung Quốc sẽ mở rộng hơn cánh cửa tới thế giới và chiến đấu đến cùng”.

Tờ này cũng cho biết Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng không ai chiến thắng trong cuộc chiến thương mại nhưng nước này sẽ chuẩn bị cho một cuộc chiến dài nếu Washington tiếp tục leo thang căng thẳng.

Ông Tập Cận Bình sẽ tới Nhật Bản vào thứ Năm và dự kiến có cuộc gặp gỡ với người đứng đầu Nhà Trắng bên lề G20.

Trước đó, người đứng đầu Nhà Trắng đã thông báo về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo trên trang Twitter cá nhân, cho biết “đã có cuộc điện đàm rất tốt đẹp với Chủ tịch Tập” và “sẽ có cuộc họp kéo dài vào tuần tới tại G20 diễn ra ở Nhật Bản”.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung 4 doanh nghiệp Mỹ và một viện nghiên cứu thuộc chính phủ liên quan đến siêu máy tính và những ứng dụng quân sự vào "danh sách đen".

Động thái này đồng nghĩa với việc 5 cái tên mới trên sẽ bị cấm mua linh kiện và công nghệ Mỹ nếu không có sự đồng ý từ chính phủ nước này, tương tự như những gì được áp đặt lên Huawei trước đó.

Trong cuộc họp báo mới đây, ông Vương kêu gọi chính quyền Trump gỡ bỏ lệnh cấm và đảm bảo sự đối xử bình đẳng cho các doanh nghiệp Trung Quốc, SCMP đưa tin.

"Những hạn chế của Mỹ liên quan đến xuất khẩu của chính quốc gia này sẽ không làm ảnh hưởng tới cán cân thương mại giữa hai nước. Điều này sẽ làm tổn thương cả doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ cũng như phá vỡ trật tự thương mại quốc tế và trao đổi công nghệ", ông Vương phân tích.

Cả thế giới dường như đang dõi theo những bước chân tiến tới G20 tuần này của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, chờ đợi những động thái mới trong bối cảnh đàm phán thương mại rơi vào bế tắc, căng thẳng liên tục leo thang.

Đầu tháng trước, ông Trump cáo buộc Trung Quốc từ bỏ các cam kết đã được thống nhất, ra quyết định áp thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Bắc Kinh vào Mỹ.

Người đứng đầu Nhà Trắng cũng đe dọa áp thuế với giá trị xuất khẩu sang Mỹ còn lại của Trung Quốc và tuyên bố sẽ ra kết luận sau hội nghị G20.

Tối 13/5, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố trả đũa bằng cách gia tăng thuế quan đối với 60 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu từ Mỹ lên mức 25% đối với hơn 5.000 sản phẩm.

Bên cạnh những mặt hàng bị áp thuế 25%, những sản phẩm khác sẽ bị đánh thuế bổ sung ở mức 20%, 10% hoặc 5%.

Chưa thể dừng lại, căng thẳng lại tiếp tục được đẩy cao khi chính quyền ông Trump tuyên bố đưa Huawei – nhà sản xuất viễn thông hàng đầu thế giới và là gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc vào danh sách đen.

Huawei đã bị cấm mua linh kiện và công nghệ từ công ty Mỹ khi không có sự chấp thuận từ Chính phủ nước này.

Thông tin từ Bloomberg cuối tuần qua cho biết Huawei đã đâm đơn kiện chính phủ Mỹ liên quan đến việc nhà chức trách nước này thu giữ các thiết bị nhằm phục vụ công tác điều tra để xác định việc có cần giấy phép đưa các thiết bị này khỏi Mỹ hay không.

Tháng 7/2017, trong quá trình chuyển lại về Trung Quốc, thiết bị của Huawei đã bị giữ lại ở Alaska nhưng cơ quan chức năng Mỹ không đưa ra quyết định gì về những thiết bị suốt 20 tháng qua.

Đơn kiện đề nghị tòa án Mỹ ra phán quyết "thu giữ bất hợp pháp số trang thiết bị, hoặc cố tình trì hoãn việc ra quyết định" về việc này. Động thái này tiếp tục đẩy căng thẳng giữa Mỹ với Huawei và với Trung Quốc dâng cao. 

Nhìn lại cuộc chiến thương mại 'ăn miếng trả miếng' của Mỹ - Trung

Nhìn lại cuộc chiến thương mại 'ăn miếng trả miếng' của Mỹ - Trung

Quốc tế -  5 năm
Liên tiếp các “miếng” thuế quan được Mỹ và Trung Quốc đưa ra và chiến tranh thương mại thậm chí đang phủ bóng lên nhiều lĩnh vực khác.
Nhìn lại cuộc chiến thương mại 'ăn miếng trả miếng' của Mỹ - Trung

Nhìn lại cuộc chiến thương mại 'ăn miếng trả miếng' của Mỹ - Trung

Quốc tế -  5 năm
Liên tiếp các “miếng” thuế quan được Mỹ và Trung Quốc đưa ra và chiến tranh thương mại thậm chí đang phủ bóng lên nhiều lĩnh vực khác.
Mỹ ‘trảm’ Huawei giữa căng thẳng thương mại gay gắt

Mỹ ‘trảm’ Huawei giữa căng thẳng thương mại gay gắt

Quốc tế -  5 năm

Việc đưa Huawei vào danh sách đen mới đây có thể kéo căng thẳng Mỹ - Trung vốn đã leo thang vì thương mại nay sôi sục hơn.

Việt Nam không thể ngủ quên trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Việt Nam không thể ngủ quên trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Leader talk -  5 năm

Sự đa dạng hóa của các khu công nghiệp mới, các xưởng sản xuất và cơ sở hạ tầng chỉ ra rằng Việt Nam sẽ bước vào một thập kỷ mới trong một vị thế trọng yếu và thể hiện được mình là một quốc gia hưởng lợi chính trong quá trình tái cân bằng chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và Trung Quốc.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  10 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".