Tài chính
Ngân hàng Việt Á đứng sau loạt bất động sản của Vimedimex
Quy mô tài sản cầm cố, thế chấp bằng bất động sản của VietA Bank tăng gấp đôi từ hơn 13.000 tỷ đồng năm 2014 lên trên 26.000 tỷ đồng cuối năm 2016 sau khi ngân hàng nhận thế chấp nhiều dự án bất động sản, trong đó có các dự án của Vimedimex
Tập đoàn Vimedimex gần đây gây chú ý trên thị trường bất động sản Hà Nội sau khi mua lại một nhiều lô đất thuộc Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra). Cụ thể, bằng nguồn vốn ngân hàng, Vimedimex đã mua lại lô đất TM01 rộng gần 20.000 m2, nằm sát đường Võ Chí Công.
Theo quy hoạch giai đoạn 3 của Khu đô thị Ciputra, khu đất này có chức năng thương mại - dịch vụ, văn phòng, khách sạn cao cấp…với mật độ xây dựng khoảng 37,2% và cao tối đa 31 tầng. Dù vậy gần đây các môi giới bắt đầu rao bán căn hộ officetel tại vị trí này.
Ngoài ra, Vimedimex còn đặt cọc để mua các lô đất ký hiệu CT05, CT06 có tổng diện tích 59.629 m2 nằm gần lô TM01. Trong khi đó, một công ty liên quan đến Vimedimex là Công ty bất động sản Thanh Trì đặt cọc mua lại lô đất BT05 tại Ciputra với quy hoạch là 81 căn nhà ở thấp tầng trên diện tích gần 14.000 m2.
Trước đó Vimedimex đã phát triển nhiều dự án căn hộ tại Hà Nội mang thương hiệu Vimefulland, theo hình thức liên danh hợp tác hoặc làm chủ đầu tư trực tiếp. Dù vậy, phần lớn các dự án của Vimefulland đều được thế chấp tại Ngân hàng Việt Á.
Nổi bật nhất là dự án Bellevile Hà Nội gồm 66 nhà ở thấp tầng nằm tại trung tâm KĐT Nam Trung Yên đã được Công ty Bắc Từ Liêm (công ty con của Vimedimex) thế chấp tại VietA Bank từ năm 2016.
Đây là dự án Công ty Bắc Từ Liêm liên doanh với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội để phát triển và hoàn thiện vào năm ngoái. Phần lớn các căn hộ ở đây có giá gần 30 tỷ đồng, tương đương giá trị tài sản thế chấp tại VietA Bank khoảng 1.800 tỷ đồng.

VietA Bank cũng là ngân hàng đứng sau hai dự án chung cư Iris Garden và The Emerald mà Vimefulland đang hoàn thiện tại khu vực Mỹ Đình. Cụ thể hơn 1.300 căn hộ thuộc dự án The Emerald được Công ty BĐS Mỹ Đình thế chấp tại VietA Bank từ giữa năm 2017. Công ty BĐS Mỹ Đình hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng phát triển nhà Hà Nội để phát triển dự án này.
Trong khi đó, hơn 1.100 căn hộ chung cư và các 32 căn thương mại thuộc dự án Iris Garden và quyền lợi liên quan đến dự án được Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Nhuệ Giang thế chấp tại VietA Bank từ năm 2018. Các tài sản thế chấp này dần được rút bớt khỏi ngân hàng khi chủ đầu tư tìm được người mua.
Tại một dự án căn hộ lớn khác của Vimefulland là Athena Fulland thuộc Khu đô thị Tây Nam Kim Giang, Hà Nội, chủ đầu tư là Công ty Thanh Xuân Bắc thế chấp mọi quyền tài sản vào ngân hàng Việt Á.
Dự án này rộng hàng chục ha nằm sát trục đường vành đai 3 của Hà Nội. Đây là dự án hợp tác đầu tư giữa Công ty Thanh Xuân Bắc và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội với sản phẩm bao gồm hàng trăm căn biệt thự, liền kề, shophouse và chung cư.
Một công ty có liên quan đến Vimedimex là Công ty ĐTPT Hạ tầng và Đô thị Vĩnh Hưng cũng thế chấp quyền tài sản từ khu nhà ở Ao Mơ hay các lô đất tại các quận Hoàng Mai và Hai Bà Trưng, Hà Nội cho ngân hàng Việt Á. Đây là các tài sản Công ty Vĩnh Hưng nhận theo hợp đồng BT tuyến đường Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên.
Ông Lê Xuân Tùng, con trai bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch của Vimedimex sở hữu cổ phần của Công ty Vĩnh Hưng và đã chấp hơn 26 triệu cổ phần công ty này này tại VietA Bank. Tương tự, hơn 10 triệu cổ phần ông Tùng sở hữu tại Công ty Đầu tư Tổng hợp Đông Sơn cũng được thế chấp tại ngân hàng này.
Công ty Đông Sơn là chủ đầu tư Khu đô thị mới Đông Sơn – Sơn Đồng thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Các quyền lợi từ việc kinh doanh, khai thác dự án này cũng được thế chấp tại ngân hàng Việt Á từ năm 2016.
Ông Tùng còn sở hữu cổ phần tại Công ty Xây dựng Dương Minh, chủ đầu tư Khu chức năng đô thị mới Dương Minh tại huyện Hoài Đức. Ngân hàng Việt Á cũng là nơi nhận thế chấp cổ phần này cũng như quyền tài sản phát sinh từ khu đô thị. Các dự án này có diện tích rộng lớn và được cho là quỹ đất dự trữ để Vimedimex phát triển trong tương lai.
Trong khi đó, Công ty BĐS Vimedimex thế chấp toàn bộ quyền tài sản từ dự án Tổ hợp công trình nhà ở căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê và công cộng tại 6 lô đất thuộc Khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vào ngân hàng Việt Á, chi nhánh Hà Nội. Đây là công ty do bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Chủ tịch HĐQT Công ty Bắc Từ Liêm của Vimedimex) nắm giữ phần lớn cổ phần và cũng được sử dụng làm tài sản bảo đảm tại VietA Bank.
Với việc nhận thế chấp nhiều dự án bất động sản trong đó có các dự án của Vimedimex, quy mô tài sản cầm cố, thế chấp bằng bất động sản của VietA Bank tăng gấp đôi từ hơn 13.000 tỷ đồng năm 2014 lên trên 26.000 tỷ đồng cuối năm 2016.
Đồng thời cho vay trong lĩnh vực xây dựng của ngân hàng cũng tăng từ 2.548 tỷ đồng lên 5.883 tỷ đồng, còn tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng gấp đôi từ hơn 15.000 tỷ đồng lên trên 30.000 tỷ đồng trong giai đoạn này. VietA Bank không thuyết minh cho vay trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản như các ngân hàng khác.
Trong khi đó Vimedimex Group tiền thân là Công ty Y Dược Vimedimex, một công ty nhà nước được cổ phần hóa từ năm 2006. Đây hiện là một trong những công ty lớn trên thị trường kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế với doanh thu khoảng 15.000 tỷ đồng mỗi năm.
Sau khi phát triển mạnh sang lĩnh vực bất động sản trong vài năm gần đây với nhiều dự án căn hộ, Vimedimex Group đã gặp phải các rắc rối về pháp lý đồng thời bị khách hàng mua căn hộ ở một số dự án phản đối mạnh mẽ.
Vimedimex Group mua lại nhiều khu đất tại Ciputra
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.