Tiêu điểm
Niềm tin kinh doanh ngành sản xuất chạm đáy sáu tháng
Mức độ trầm trọng của làn sóng đại dịch Covid-19 mới nhất và những lo lắng về áp lực lạm phát đã làm giảm kỳ vọng của các nhà sản xuất về tương lai.
Dữ liệu mới nhất từ S&P Global cho biết chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đã giảm từ 54,3 điểm của tháng 2 còn 51,7 điểm trong tháng 3.
Mặc dù các điều kiện kinh doanh nhìn chung đang tốt lên, mức độ cải thiện kỳ này là ít đáng kể nhất trong thời kỳ tăng trưởng kéo dài sáu tháng gần đây.
Nguyên nhân chính khiến tốc độ cải thiện tổng thể giảm là làn sóng đại dịch Covid-19 hiện nay ở Việt Nam. Một trong những ảnh hưởng chính lên các công ty là tình trạng nhiễm bệnh lan rộng trong công nhân, từ đó khiến việc làm giảm lần đầu tiên trong bốn tháng.
Tình trạng thiếu hụt nhân công khiến các công ty không thể duy trì khối lượng sản xuất, và sản lượng đã giảm lần đầu tiên trong sáu tháng. Áp lực lạm phát cũng đã góp phần làm giảm sản lượng, nhưng tốc độ giảm nhẹ khi một số công ty đã tăng sản lượng tương ứng với mức tăng của số lượng đơn đặt hàng mới.
Khó khăn trong việc tăng sản lượng do thiếu lao động đã khiến lượng công việc tồn đọng tiếp tục tăng, với mức tăng đáng kể nhất từ tháng 9 năm ngoái đến nay.
Những vấn đề xung quanh đại dịch và giá cả tăng cũng ảnh hưởng đến số lượng đơn đặt hàng mới vào cuối quý I năm nay. Tuy nhiên, cả tổng số lượng đơn đặt hàng mới và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đều tăng trong sáu tháng liên tiếp.
Việc sử dụng hàng tồn kho đã giúp đáp ứng yêu cầu đơn hàng trong điều kiện khó tăng sản lượng. Tình trạng này khiến tồn kho hàng thành phẩm đã giảm lần đầu tiên trong ba tháng.
Áp lực lạm phát nói trên được thể hiện ở cả hai chỉ số giá cả của khảo sát trong tháng 3, S&P Global cho biết.
Tốc độ tăng chi phí đầu vào đã nhanh hơn và đạt mức tăng nhanh nhất trong gần 11 năm. Hơn nửa số người trả lời khảo sát cho biết giá cả đầu vào của họ đã tăng so với tháng trước, và nguyên nhân là chi phí dầu và khí đốt tăng. Giá nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển tăng cũng được nhắc đến.
Để bù đắp, các nhà sản xuất đã tăng nhanh hơn giá bán hàng, với tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.
Mức độ trầm trọng của làn sóng đại dịch Covid-19 mới nhất và những lo lắng về áp lực lạm phát đã làm giảm kỳ vọng về tương lai. Niềm tin kinh doanh đã giảm thành mức thấp nhất trong sáu tháng.
Tuy nhiên, các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới dựa trên hy vọng rằng đại dịch sẽ suy yếu và số lượng đơn đặt hàng mới sẽ tăng.
Ông Andrew Harker, Giám đốc kinh tế S&P Global nhận định, trong khi các công ty hy vọng mức độ nhiễm bệnh sớm giảm bớt và ảnh hưởng nhẹ đi, chiến tranh ở Ukraine lại tiếp tục gây cản trở. Ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất cho các công ty Việt Nam trong tháng 3 là về giá cả. Điều này đã làm tiêu tan hy vọng rằng áp lực lạm phát có thể dịu đi trong những tháng tới.
Nỗi lo sau đà tăng của ngành sản xuất
Nhu cầu và sản lượng sản xuất công nghiệp đều tăng trong quý I
Sản xuất công nghiệp quý I được khôi phục ở hầu hết các ngành, nhu cầu và sản lượng sản xuất đều tăng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã hoạt động trở lại, nối lại các chuỗi cung ứng cơ bản thông suốt, Bộ Công thương cho biết.
Ngành sản xuất vào đà tăng trưởng
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn trên đà phục hồi trong tháng 2 khi tăng trưởng đã nhanh hơn và niềm tin trong kinh doanh vẫn được duy trì.
Ngành sản xuất duy trì tăng trưởng, lạc quan về 2022
Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, với các chỉ số cho thấy tình trạng chậm trễ của chuỗi cung ứng đã bớt nghiêm trọng.
Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá
Đã hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ khi Việt Nam khởi động quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, giấc mơ lớn ấy vẫn còn dang dở và hy vọng để hiện thực hóa giấc mơ đó đang đặt vào những doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Phía sau ánh hào quang
Đầu tư bất động sản thật sự là con đường trải hoa hồng, hay là một cuộc đua đầy cạm bẫy mà chỉ những người kiên cường nhất mới có thể trụ lại?
Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nền văn hóa kinh thương Việt Nam 2045 được cấu thành bởi một thế hệ doanh nhân mới với doanh trí mới và doanh khí mới, và một nền quản trị mới với khát vọng dân tộc và chuẩn mực toàn cầu.
Dịch vụ là văn hoá
Dịch vụ không chỉ gói gọn trong công nghệ hay bí mật thương mại, mà cốt lõi chính là văn hóa con người.
Nắm lấy những cơ hội chuyển mình
Trong suốt 28 năm qua, ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã luôn nắm bắt những cơ hội thay đổi, chuyển mình để trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp tiên phong và thành công nhất Việt Nam.
Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị
Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.
Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số
Nhân lực được xem là bài toán cấp bách trong tiến trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.