Doanh nghiệp
‘Ngôi sao’ bán lẻ Saigon Co.op hụt hơi
Ông lớn trên thị trường bán lẻ Saigon Co.op đang cho thấy dấu hiệu bị hụt hơi sau khi nhiều lãnh đạo cấp cao khị khởi tố vì các vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Được thành lập từ năm 1989, Saigon Cop.op được biết đến là “ngôi sao” trên thị trường bán lẻ với các thương hiệu Co.opmart, Co.op Food, Co.op Smile, Cheers và Finelife. Sau 30 năm hoạt động, Saigon Cop.op là doanh nghiệp bán lẻ số 1 Việt Nam với 43% thị phần kênh siêu thị xét về doanh số bán hàng.
Năm 2019, tổng doanh thu bán lẻ của Saigon Co.op bỏ xa các doanh nghiệp nội địa trong ngành.Cụ thể doanh thu của Saigon Co.op năm 2019 là 35.000 tỷ đồng, Wincommerce là 23.500 tỷ đồng, Bách Hoá Xanh 10.700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, không lâu sau, vị thế dẫn đầu của Saigon Co.op đã thay đổi, ông lớn ngành bán lẻ một thời đang cho thấy dấu hiệu bị hụt hơi trên “đường đua”.
Kết thúc năm 2021, trong khi WinCommerce thể hiện sự tăng trưởng ổn định qua các năm khi đạt 30.900 tỷ đồng, còn Bách Hoá Xanh có những bước chạy của những chú ngựa ô khi doanh thu tăng 33% lên 28.216 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, Saigon Co.op chỉ đạt 30.671 tỷ đồng doanh thu, giảm 7,8% so cùng kỳ.
Hoạt động kinh doanh đi xuống của Saigon Co.op diễn ra sau khi nhiều lãnh đạo cấp cao của nhà bán lẻ này “ngã ngựa” vì các vi phạm nguyên tắc quản trị, điều hành, lạm quyền trong khi thi hành công vụ, dẫn đến bị khởi tố, bắt tạm giam.
Cụ thể, theo kết luận mới đây của cơ quan điều tra, vào cuối năm 2015, đầu năm 2016 khi chuỗi siêu thị BigC tại Việt Nam công bố thông tin chuyển nhượng, Saigon Co.op đã xin chủ trương mua lại chuỗi BigC và được UBND TP.HCM chấp thuận.
Để thực hiện giao dịch, Saigon Co.op lên kế hoạch huy động 10.000 tỷ đồng đặt cọc và nhanh chóng nhận được 3.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên sau đó, Tập đoàn Central Group của Thái Lan đã mua lại hệ thống BigC Việt Nam với giá 1,05 tỷ USD.
Thay vì hoàn trả số tiền cho nhà đầu tư, ông Diệp Dũng khi đó là Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op đã tự ý ký các hợp đồng hợp tác đầu tư trị giá 300 tỷ và 700 tỷ đồng với các doanh nghiệp bất động sản, với lãi suất 7%/năm và nhận gốc lãi 1 lần vào cuối kỳ.
Sau nhiều lần gia hạn các hợp đồng này, đến 24/3/2018, thêm một lần nữa ông Diệp Dũng không thông qua HĐQT, ký thoả thuận bổ sung điều chỉnh mức lợi nhuận từ 7%/năm xuống 0%/năm. Hành vi này gây thiệt hại cho Nhà nước 115 tỷ đồng, bao gồm cả tiền truy thu thế 29 tỷ đồng.
Trước đó, Saigon Co.op cũng có lần tăng vốn điều lệ bất thường mà cơ quan Thanh tra TP.HCM từng chỉ ra. Theo đó, vào cuối tháng 1/2020, đại hội thành viên bất thường Saigon Co.op đã đưa ra Nghị quyết tăng vốn điều lệ từ 3.200 tỷ đồng lên 6.797 tỷ đồng, tương đương tăng 50% vốn sở hữu.
Kết quả, 20 trong tổng số 26 hợp tác xã thành viên tham gia góp vốn với số tiền hơn 3.597 tỷ đồng. Đơn vị góp nhiều nhất là hơn 952 tỷ đồng và đơn vị ít nhất là 50 triệu đồng.
Điểm bất thường trong lần góp vốn này là có một số hợp tác xã thành viên hoạt động có mức lợi nhuận sau thuế từ 5-6 tỷ đồng nhưng không tham gia góp vốn. Trong khi đó, các hợp tác xã chỉ đạt mức lợi nhuận từ 24 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng lại bất ngờ có dòng tiền lớn và tham gia góp vốn với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Truy nguồn gốc dòng tiền, Thanh tra TP. HCM xác định các hợp tác xã thành viên của Saigon Co.op đã huy động vốn từ các thành viên bên ngoài. Từ đó Thanh tra TP. HCM nhận định đã có các tổ chức, cá nhân thông qua hợp tác xã thành viên để tham gia đầu tư vốn vào Saigon Co.op. Đây là dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản của Saigon Co.op được hình thành từ khi thành lập đến nay, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản chung (tài sản không chia) và tài sản của nhà nước.
Động lực đổi mới của Saigon Co.op
Động lực đổi mới của Saigon Co.op
Khác với quan điểm cho rằng đổi mới là phải nhanh, lãnh đạo Saigon Co.op cho rằng cần phải có kế hoạch, từng bước, thông qua minh chứng về một mô hình kinh doanh tưởng cũ nhưng lại không hề cũ.
Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao
Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.
Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện
Hành trình "lên đời" của những chiếc xe máy điện, từ ồn ào, khói bụi sang năng lượng sạch, đang diễn ra từng ngày trên khắp các con phố tại Việt Nam.
Báo cáo Vietcap hé lộ bức tranh tài chính của VinFast
VinFast dự kiến bàn giao 135.000 xe trong năm 2025, tăng 39% so với năm 2024. Đa phần trong đó được hấp thụ bởi thị trường nội địa.
Cọng rau, mảnh vải ở chợ 'lên đời' hóa đơn điện tử
Yêu cầu về hóa đơn điện tử đặt ra thách thức mới với các tiểu thương truyền thống, khi không chỉ thay đổi về tư duy kinh doanh, lẫn hệ thống công nghệ bán hàng.
Tết của người làm báo trên khắp mọi miền Tổ quốc
Hội Báo 2025 quy tụ 124 cơ quan báo chí, 130 gian trưng bày, hàng trăm ấn phẩm đặc sắc cùng hàng ngàn người làm báo trên cả nước.
Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.