Sáu nan đề trong đồ án quy hoạch trung tâm Đà Lạt
Là một người được “thuê” để vẽ đồ án qui hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, điều đầu tiên kiến trúc sư phải làm tất nhiên là tìm hiểu ý đồ đầu tư và quyền lợi của người đã thuê ông là gì?
Di sản khu trung tâm Hòa Bình của thành phố Đà Lạt không phải tự nhiên mà có, nó đến từ quá khứ với hơi thở của thời đại và chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ.
Sau tất cả những ý kiến của chuyên gia, của giới truyền thông và của cả cộng đồng trong suốt gần một tháng qua, dường như việc ngăn chặn ý định phá dỡ di sản khu Hòa Bình vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng từ những nhà quản lý, những người ra quyết định. Nguy cơ di sản bị hủy hoại vẫn còn đó, sự lo lắng vẫn còn đó!
Phải khẳng định rằng, với việc “di dời Dinh Tỉnh trưởng sang một nơi khác”, dành đất cho đầu tư công trình khách sạn 10 tầng trên đỉnh đồi, cao điểm 1525 của Đà Lạt là một nhát dao bổ vào kho tàng di sản kiến trúc Đà Lạt vốn xưa nay đã bị xộc xệch do ít được địa phương quan tâm.
Thay thế một di sản bằng một khối bê tông, kính thép khổng lồ càng khiến cho quần thể kiến trúc cảnh quan đã hỗn độn sẽ trở nên hỗn độn hơn. Sự mất mát này không hề nhỏ!
Khu rạp Hòa Bình xưa vốn là nhà lồng chợ của người Việt, phải đấu tranh giành giật với người Pháp để làm nơi giao lưu văn hóa người Việt dưới chân Dinh Thị trưởng Đà Lạt (Dinh Tỉnh trưởng).
Công trình nhà lồng chợ và các dãy nhà phố thương mại xung quanh - dãy nhà đội là một bức tranh di sản tuyệt vời, một vẻ đẹp hài hòa về phố chợ của người Việt giữa đầu thế kỷ 20. Nó biểu hiện nét văn hóa rất khác biệt với các phố chợ nổi tiếng khác mà cho đến nay các địa phương này không dám xóa bỏ: như khu phố chợ Đồng Xuân - Hà Nội, khu phố Hiến - Hưng Yên, khu phố cổ Hội An, khu phố cổ chợ Bến Thành, khu phố cổ chợ Sa Đéc.
Nhìn ra thế giới, các đô thị di sản cũng luôn có chính sách bảo vệ, bảo tồn hoạt động của các khu chợ (kiểu chợ mở truyền thống) để giữ cho trung tâm như chợ Chatuchak ở Bangkok, Thái Lan; chợ St. Lawrence ở Toronto, Canada hay chợ Lau pa sac ở Singapore.
Một khu phố chợ thương mại của người Việt mua bán thuần túy, giao thương giữa người Việt, người Thượng trên mảnh đất cao nguyên Lang Biang này thật đáng quý và đáng trân trọng.
Một khu phố của người Việt nhưng được người Pháp quy hoạch, tính toán, đưa ra giải pháp nghiên cứu thiết kế rất chi tiết. Từ công trình nhà lồng chợ có tỷ lệ kiến trúc rất đặt biệt, mặt đứng công trình có tỷ lệ kiến trúc theo lối tỷ lệ vàng, mặt tiền còn trang trí biểu tượng một thời của Đà Lạt “cho người này niềm vui, cho người kia sức khỏe”…
Tất cả các công trình bố trí thành quảng trường mở rất phù hợp với khí hậu và cảnh quan thiên nhiên, con người Đà Lạt.
Có thể nói, về mặt hình khối kiến trúc, quần thể các công trình từ đồi dinh xuống khu Hòa Bình và chợ Đà Lạt là một tổng thể hài hòa về cảnh quan thiên nhiên. Tỉ lệ và hình khối các công trình trong tổng thể khu đất hẹp nhưng mở ra được rất nhiều hướng nhìn đến các khu vực cảnh quan khác.
Các dãy nhà phố thương mại bao bọc xung quanh được kiến trúc sư He’brard và kiến trúc sư Pineau - những bộ óc vĩ đại về kiến trúc và quy hoạch xứ Đông Dương vận dụng vào khu Hòa Bình rất nhuần nhuyễn và phù hợp.
Với kiến trúc sư He’brard, các lô đất được xây cất những dãy nhà thương mại không thể nhỏ hơn 7m chiều ngang, các kiot không thể lớn hơn 2,5m x2,5m và không được cao hơn một tầng. Nhưng kiến trúc sư Pineau thiết kế những dãy nhà phố thương mại chỉ một trệt một lầu, tầng trệt dùng để buôn bán, tầng lầu dùng để, ban công trên tầng lầu không được vươn xa quá 1m.
Phải khẳng định rằng ở Việt Nam không có một khu phố chợ nào khác được quy hoạch và thiết kế bài bản được như khu Hòa Bình và chợ Đà Lạt vốn được thiết kế bởi những kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế giới thời bấy giờ.
Một khu phố chợ mà ngay cả kiến trúc sư Ngô Viết Thụ với nhiệm vụ chỉnh trang khu chợ Đà Lạt, cũng chỉ thiết kế dãy phố thương mại dưới địa hình thấp (không cao hơn nền chợ cũ) và cũng chỉ cho xây dựng những bậc cấp dùng cho người Thượng mua bán ngoài trời, giao lưu văn hóa với nhau trong không gian mở.
Những kiến trúc sư nổi tiếng thời Việt Nam Cộng Hòa cũng chỉ đứng nhìn trầm trồ mà không tác động, làm thay đổi cấu trúc của khu vực. Kiến trúc sư Lâm Du Tốt và cộng sự cũng chỉ chỉnh trang, biến nhà lồng chợ cũ Đà Lạt thành rạp hát Hòa Bình mà không tác động gì thêm.
Chính quyền Đà Lạt hãy dừng ngay ý định phá bỏ di sản. Thế hệ hôm nay chưa hiểu được, chưa thấm được giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc thì cũng không thể vì thế mà bất chấp, mà hủy hoại di sản của tiền nhân để lại. Đà Lạt không còn là của của riêng Đà Lạt. Đà Lạt là của tất cả những người yêu di sản, Đà Lạt phải được sống khỏe mạnh, bền vững.
Là một người được “thuê” để vẽ đồ án qui hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, điều đầu tiên kiến trúc sư phải làm tất nhiên là tìm hiểu ý đồ đầu tư và quyền lợi của người đã thuê ông là gì?
Từ khâu phân tích bối cảnh đến giải pháp của đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm Đà Lạt mới được công bố cần được cân nhắc lại.
Việc ngày càng có nhiều công trình lịch sử thuộc hàng di sản bị xâm hại sẽ làm chết dần bản sắc của Đà Lạt.
Để có được một thành phố phải mất tới hàng trăm năm kiến tạo nhưng chỉ cần có một quyết định sai lầm trong một khoảnh khắc có thể sẽ phá hủy cả một thành phố.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.