Bất động sản
Người Hà Nội ngày càng khó mua nhà
Người dân sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc sở hữu nhà ở do tốc độ tăng thu nhập không đuổi kịp tốc độ tăng giá nhà.
Dữ liệu do công ty tư vấn Savils mới công bố cho thấy, các chủ đầu tư ở Hà Nội vẫn tiếp tục tăng giá bán nhà bất chấp giao dịch vẫn trầm lắng.
Giá bán sơ cấp căn hộ trung bình tại thị trường Hà Nội trong quý II đạt 53 triệu đồng/m2, tăng mạnh 17% so với năm ngoái. Như vậy, giá căn hộ đã tăng trong 18 quý liên tiếp và cao hơn 73% so với cùng kỳ năm 2019.
Giá nhà thấp tầng vẫn neo ở mức cao, đặc biệt ở những khu vực cận kề vành đai 2, vành đai 3 và những khu vực đã phát triển, đã có những quy hoạch về hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông ổn định, những khu có mật độ dân cư cao.
Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, bộ phận tư vấn và nghiên cứu Savills Hà Nội, thị trường nhà ở Hà Nội trong quý II vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá do chi phí giá đất và chi phí xây dựng ngày càng tăng cao.
Ngoài ra, việc chủ đầu tư phải nâng cao chất lượng của sản phẩm và các hạ tầng tiện ích xung quanh, dự án nội khu cũng dẫn đến giá thị trường sơ cấp, hay giá của những dự án mới tung ra luôn ở mức cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường trước đó.
Bên cạnh đó, do vướng mắc pháp lý, nguồn cung tiếp tục khan hiếm. Theo báo cáo thị trường sáu tháng đầu năm 2023 của Savills, nguồn cung căn hộ mới chỉ đạt 3.596 căn và không có thêm dự án biệt thự và nhà liền kề chào bán mới trong quý.
Với tốc độ tăng giá bất động sản hiện nay, bà Hằng cho rằng, người dân sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc sở hữu nhà ở. Tốc độ tăng thu nhập hiện chưa đuổi kịp tốc độ tăng giá.
Hà Nội phấn đấu có thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 150 triệu/người. Xét về tương quan so với 2019, mức tăng trưởng trung bình thu nhập là 6%/năm.
"Rõ ràng thực tế là sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đang ở mức thấp hơn so với mức tăng trưởng giá căn hộ. Đây là ví dụ để thấy việc sở hữu nhà của người dân sẽ lâu hơn nếu khoảng cách này còn được nới rộng.
Nếu hai con số này không tịnh tiến lại gần nhau sẽ khiến cho việc sở hữu nhà ở của người dân nói chung, những người đang sống ở Hà Nội và những người dân ngoại tỉnh muốn có nhà ở Hà Nội để làm việc hay cho con cái sẽ lâu và khó khăn hơn.
Chưa kể những dòng sản phẩm nhà ở thấp tầng, khi giá ở mức cao, người mua cũng sẽ cân nhắc mức độ hợp lý về giá cũng như xem xét mức độ phù hợp với giá trị thực của sản phẩm hay không. Từ đây dẫn đến việc ra quyết định của người mua sẽ chậm hơn và lâu hơn”, bà Hằng chia sẻ.
Trước việc nguồn cung sơ cấp hạn chế, giá cao, theo bà Hằng, người mua nhà hiện nay đang có xu hướng lựa chọn thị trường thứ cấp - với nhiều sản phẩm đã được phát triển từ trước, được đảm bảo về mặt pháp lý và giá bán hợp lý hơn.
Trong điều kiện hiện nay, giá của thị trường thứ cấp vẫn có mức cạnh tranh so với thị trường sơ cấp. Điển hình là sản phẩm thấp tầng, nguồn cung thứ cấp có giá thấp hơn 20% so với các căn sơ cấp.
Thị trường sơ cấp không có nhiều sự lựa chọn trong khi đó thị trường thứ cấp có nhiều sự lựa chọn hơn về giá, tuy rằng sản phẩm không còn mới nhưng đổi lại người mua có thể sẵn sàng đưa vào sự dụng hoặc có thể sử dụng được ngay.
Với thị trường biệt thự và nhà liền kề, sản phẩm có giá ở ngưỡng hợp lý và dự án có quy hoạch bài bản vẫn thu hút được người mua. Những dự án có giá sơ cấp dưới 10 tỷ đồng mỗi căn chiếm 39% lượng giao dịch, căn 10 - 20 tỷ đồng chiếm 28% và những căn trên 30 tỷ đồng chỉ chiếm 13%.
Trong thời gian tới, khi Hà Nội đẩy mạnh việc giải ngân đầu tư công, khi đường Vành đai 4 được thông xe vào năm 2027, nguồn cung nhà ở tại các khu vực quanh vành đai này được dự báo sẽ tăng 36% so với hiện tại. Với việc di chuyển thuận lợi, người dân có nhu cầu sẽ sẵn sàng di chuyển đến với các khu vực có mức giá hợp lý hơn.
Bất động sản nhà ở tại Hà Nội ảm đạm
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có bước lội ngược dòng?
Nhiều ý kiến cho rằng, từ nay đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nhiều khả năng sẽ có sự phục hồi nhẹ, thậm chí "lội ngược dòng" nhờ những tháo gỡ về pháp lý của Chính phủ và sự hồi phục của kinh tế, du lịch.
Không cần ‘giải cứu’ bất động sản?
Các chuyên gia thường lập luận bất động sản đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế để kêu gọi ‘giải cứu’ khi thị trường bất động sản ‘đóng băng’. Nhưng cần nhìn vào bản chất đặc thù của bất động sản ở Việt Nam để có giải pháp phù hợp.
Bất động sản Hà Nội chạm đáy?
Savills Việt Nam dự báo, thị trường bất động sản trong 6 tháng cuối năm sẽ có những chuyển biến tích cực hơn nhờ một loạt các giải pháp từ Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
Dòng tiền lăm le quay lại bất động sản
Công ty tư vấn bất động sản BHS Group nhận định, với xu hướng giảm lãi suất vẫn tiếp diễn từ nay đến cuối năm 2023, dòng tiền từ gửi tiết kiệm ngân hàng, vàng, chứng khoán, sẽ dịch chuyển sang kênh bất động sản.
6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld
Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.
Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.
CT Group tri ân các thầy cô giáo
CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.
Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ
Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.
Vingroup lập công ty sản xuất người máy
Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank
Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.
Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG
Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.