Tiêu điểm
Người Nhật ưa chuộng hàng hóa thực phẩm từ Việt Nam
Người Nhật khá ưa chuộng hàng hóa thực phẩm nguồn gốc từ Việt Nam nhất là thực phẩm khô hoặc gia vị.
Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, năm 2017, nông thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 1,73 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016, trong đó rau quả tăng mạnh đạt 69,3%.
Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản luôn tăng bình quân 2 con số trong thời gian gần đây, tôm vẫn là mặt hàng tăng trưởng tốt nhất, chiếm 25% thị phần xuất khẩu vào Nhật Bản, đặc biệt với tôm sơ chế lột vỏ để đuôi và tôm để vỏ nguyên liệu đông lạnh.
Tương tự, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, mực và bạch tuộc ướp lạnh hoặc đông lạnh cũng có tiềm năng xuất khẩu tốt.
Đối với các mặt hàng rau quả, Nhật Bản đang là thị trường tiêu thụ lớn thứ 3 của Việt Nam sau Trung Quốc và Mỹ. Nhu cầu của họ với các loại trái cây nhiệt đới như chuối, thanh long, xoài, vải, măng cụt ngày càng lớn. Tuy nhiên, trừ thanh long còn dư địa tăng trưởng tốt do đáp ứng tốt về thị hiếu và chất lượng, các loại trái cây tươi khác đều kém cạnh tranh so với các nước về giá do cước phí vận chuyển hàng không và chi phí bảo quản lạnh của Việt Nam cao hơn.
Trong 5 tháng đầu năm 2018, từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, cơ cấu xuất khẩu rau quả của Việt Nam cũng không có nhiều thay đổi, Nhật vẫn là một trong 3 thị trường lớn nhất cùng kim nhập xuất khẩu gần 1,7 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Thực phẩm khô Việt Nam đang là xu hướng tiêu dùng tại Nhật Bản
Theo nhận định của ông Tetsuichiro Tomihari – Giám đốc mảng Triển lãm thuộc Hiệp hội Siêu thị quốc gia Nhật Bản (NSAJ), ngoài những mặt hàng truyền thống như trái cây, rau củ, thủy sản đông lạnh… thì các loại sản phẩm khô như phở, bún, miến, mì ăn liền và các loại gia vị như tiêu, ớt, nước mắm đang rất được có xuất xứ từ Việt Nam đang rất được người Nhật ưa chuộng.
Lý do khiến các sản phẩm khô ăn liền của Việt Nam được ưu ái là bởi nó phù hợp với xu thế tiêu dùng của người dùng Nhật ở thời điểm hiện tại.
Từ một nghiên cứu gần đây của NSAJ cho thấy, hiện tại, Nhật Bản đang hình thành 2 xu hướng tiêu dùng chính: đề cao chất lượng hoặc đề cao số lượng.
Nguyên nhân cho sự phân cực này là do sự chênh lệch thu nhập ngày càng cao bởi sự gia tăng tỷ lệ người có việc làm không thường xuyên, hiện đã ở mức 37,5% cộng với dân số Nhật Bản đang lão hóa với tốc độ nhanh chóng, nhiều người già (chiếm 26,6%), ít trẻ con (chiếm 12,6%).
Nhóm đề cao chất lượng là những người có thu nhập cao và những người già có tài sản tích lũy muốn bảo vệ sức khỏe nên chỉ ăn thực phẩm chất lượng cao nhất như đồ organic, thực phẩm không chất phụ gia và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhóm đề cao số lượng là những người trẻ có thu nhập thấp, ưu tiên đầu tiên của họ là giá rẻ, số lượng nhiều rồi mới đến sức khỏe.
Những sản phẩm khô như miến, phở, bún của Việt Nam hoàn hảo cho nhóm người thứ hai, bởi ngoài giá rẻ nó còn rất tốt cho sức khỏe cũng như việc giữ dáng bởi trong khi hầu hết mì dạng sợi ở Nhật đều làm từ bột mì thì Việt Nam thường được sản xuất từ bột gạo. Thêm một lưu ý nữa, người trẻ Nhật thường thích mua những đồ ăn liền như phở hoặc mì gói với số lượng nhiều một lần, tức là thích mua combo nhiều gói hơn là đơn lẻ.
Bên cạnh đó, những sản phẩm trên còn phù hợp với một xu thế khác trong cơ cấu hộ gia đình Nhật, đó là hộ đơn tăng lên đồng nghĩa với nhiều người không muốn nấu ăn chỉ thích mua đồ ăn tiện lợi bên ngoài, trung bình chỉ hơn 30% người dưới 40 tuổi nấu ăn mỗi ngày, hơn 60% chỉ nấu 2 ngày/tuần.
Chất lượng thực phẩm tươi cần tiếp tục cải thiện
Hiện tại, hàng Việt chỉ mới khai thác được xu hướng đề cao số lượng và vẫn còn để ngỏ xu hướng đề cao số lượng do những sản phẩm tươi của Việt Nam vẫn chưa đạt chuẩn chất lượng cao của người Nhật.
Ví dụ: theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản đạt 7,7 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ 2017, nhưng sản phẩm xuất khẩu chủ lực chủ yếu vẫn là thăn/phi lê đông lạnh chứ không phải cá tươi và chỉ chiếm 3% thị phần, trong khi Thái Lan chiếm 58%, Indonesia là 19%.
Dù đang gặp nhiều khó khăn trong việc nhập đồ tươi vào Nhật Bản, nhưng Việt Nam đừng bỏ cuộc mà hãy dần cải thiện khả năng của mình, vì phân khúc thị trường thực phẩm cao cấp sẽ ngày càng béo bở do xu hướng lão hóa của xã hội Nhật ngày càng nghiêm trọng, ông Tomihari đề nghị.
Chị Trần Thị Kim Oanh, một người làm dâu ở Tokyo 3 năm cũng kể với TheLEADER rằng: hiện tại, người Nhật khá là chuộng các loại thuỷ hải sản đông lạnh Việt Nam như tôm, bạch tuộc, cá ngừ; còn về gia cầm, họ ăn gà và vịt của Thái Lan hoặc Trung Quốc; về trái cây, Thái Lan, Philippine, Brazil và Trung Quốc đang là 4 nhà nhập khẩu trái cây vào Nhật lớn nhất với các loại như chuối, cam, xoài, nhãn…, trong khi vị thế của Việt Nam khá khiêm tốn, chỉ nhập mỗi thanh long cùng xoài nhưng số lượng cũng không đáng kể.
Từ quan sát của mình, chị Kim Oanh thấy người Nhật vẫn chưa tin tưởng lắm vào chất lượng và vệ sinh an toàn của các loại sản phẩm tươi sống có xuất xứ Việt Nam.
“Bên cạnh đó, có 3 loại đồ khô của Việt Nam được người Nhật đặc biệt yêu thích là phở, mì tôm Hảo Hảo và bánh tráng cuốn. Mặc dù ở Nhật có cũng có nhiều loại mì khác nhau, nhưng họ vẫn thích phong vị chua cay dai giòn của mì tôm Việt. Trong các hội chợ triển lãm thực phẩm có Việt Nam tham dự, mì tôm và phở luôn là hai mặt hàng bán chạy nhất. Người Nhật cũng thích dùng bánh tráng cuốn để cuốn các loại hải sản và rau để làm gỏi cuốn”, chị Kim Oanh cho biết.
Nên có một trung gian Nhật
Cũng theo nghiên cứu kể trên của NSAJ, mỗi tháng một người Nhật bỏ ra trung bình hơn 7 triệu đồng để chi trả cho các loại thực phẩm, đây là một con số cho thấy thị trường thực phẩm của Nhật Bản rất hấp dẫn. Địa điểm mà người Nhật mua sắm khá đa dạng, song, cơ bản là người Nhật vẫn thích vào siêu thị để mua thực phẩm, tiếp theo là các cửa hàng tiện lợi, rồi đến drugstore (như Guardian).
“Để thuận lợi xuất khẩu thực phẩm vào Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam nên liên kết doanh nghiệp trung gian Nhật, bên thứ ba này sẽ giúp bạn nghiên cứu thị trường cũng như kiểm soát chất lượng – an toàn thực phẩm để có thể đạt chuẩn Nhật”, ông Tetsuichiro Tomihari kết luận.
Cách đâu chưa lâu, ông Lê An Hải, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cũng từng nói trong một Hội thảo xúc tiến thương mại vào tháng 8/2018: doanh nghiệp Việt không thể đi một mình vì nếu không có đối tác Nhật Bản, vì chúng ta sẽ không bao giờ tiếp cận được quốc gia này do việc xây dựng một thương hiệu Việt uy tín tại đây thật sự rất khó. Hiện tại, không ít doanh nghiệp Việt đang tiếp cận thị trường Nhật qua Aeon.
Một vấn đề các doanh nghiệp Việt cần quan tâm nữa là địa lý, Nhật Bản có 4 hòn đảo lớn chiếm 97% diện tích và mỗi vùng miền lại có một văn hóa và cấu trúc kinh tế khác nhau, thị trường Tokyo khác Osaka.
Theo đó, trừ thực phẩm tươi, việc xuất khẩu thực phẩm khô vào thị trường Nhật Bản rõ ràng là không khó như tưởng tượng của các doanh nghiệp Việt!
Aeon Nhật Bản cam kết đưa hàng Việt xuất khẩu ra nước ngoài
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực